Hiện nay, các thế lực thù địch cho rằng, chính sách đối ngoại giữ vững
độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế tại Đại hội XIII của Đảng là lý thuyết,
phi thực tế. Chúng cho rằng không thể có độc lập tự chủ trong hội nhập quốc tế
được, đã độc lập, tự chủ thì không thể hội nhập quốc tế và ngược lại, đã hội
nhập quốc tế thì không thể có độc lập, tự chủ. Đây là luận điệu hoàn toàn sai
trái. Nhìn lại lịch sử phát
triển chính sách đối ngoại của nước ta, đặc biệt những thành tựu sau 35 năm đổi
mới, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn sẽ là những luận cứ xác đáng để
phản bác những quan điểm sai trái đó.
Về mặt lý luận đây là mối quan hệ
biện chứng, tất yếu, khách quan, bất kỳ quốc gia nào muốn hội nhập quốc tế
thành công đều phải vận dụng hợp lý mối quan hệ này. Chính sách đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta trong suốt những năm đổi mới vừa qua đã thể hiện nhất quán
và từng bước cụ thể nội dung của chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ trong hội
nhập quốc tế cho từng giai đoạn phù hợp với bối cảnh nhất định. Mối quan hệ này
được cụ thể hoá qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, phù hợp điều kiện,
bối cảnh phát triển cụ thể trên cơ sở của nguyên tắc lấy lợi ích quốc gia dân
tộc là trên hết, bảo đảm hội nhập quốc tế luôn dựa trên nguyên tắc giữ vững độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội
nhập vì lợi ích đất nước, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh. Quá trình này cũng
thể hiện sự phát triển của cả nhận thực và thực tiễn từ chú trọng hội nhập kinh
tế đến hội nhập toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó hội nhập kinh tế
là trọng tâm, hội nhập trên các lĩnh vực khác là điều kiện và hỗ trợ cho hội
nhập kinh tế. Đó cũng là quá trình phát triển quan hệ đối ngoại và hội nhập
quốc tế của Việt Nam.
Thực tiễn triển khai và kết quả
đạt được sau 35 năm đổi mới cho thấy chính sách đối ngoại trên là hoàn toàn
đúng đắn và khoa học. Hội nhập quốc tế của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả
về chiều rộng và chiều sâu. Đến nay việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao
với hầu hết các nước trên thế giới, xây dựng đối tác chiến lược và đối tác toàn
diện với nhiều nước, trong đó có nhiều nước lớn, có vị trí và tầm ảnh hưởng quan
trọng của thế giới và khu vực. Việt Nam cũng tham gia vào hầu hết các tổ chức
quốc tế và khu vực quan trọng và thực sự có nhiều đóng góp quan trọng và có
trách nhiệm trong những tổ chức này. Quá trình đó, Việt Nam cũng đã từng bước
hội nhập toàn diện trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hoá -
xã hội và quốc phòng - an ninh. Trong đó hội nhập kinh tế là nòng cốt, là cơ
sở, hội nhập trong các lĩnh vực khác là toàn diện và bổ sung cho hội nhập kinh
tế quốc tế. Hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn có
ý lịch sử của đất nước trong 35 năm đổi mới vừa qua. Những thành tựu to
lớn trong hội nhập quốc tế nói riêng, trong công cuộc đổi mới của Việt Nam nói
chung thực sự là những luận cứ xác đáng nhất để bác bỏ những luận điệu sai
trái, thù địch về lĩnh vực này.
Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa