Quân
đội ta là quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Sở dĩ
quân đội càng đánh càng mạnh, càng trưởng thành là nhờ phần lớn công lao chăm
lo đùm bọc của nhân dân. Không có dân, không dựa vào dân quân đội ta không thể
trưởng thành, lớn mạnh, chiến đấu và chiến thắng quân đội các nước đế quốc xâm
lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định,
nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội; cơm quân đội ăn, áo quân đội mặc,
vũ khí quân đội dùng, tất thảy đều của dân; thắng lợi của quân đội đều nhờ nhân
dân giúp đỡ.
Ở thời kỳ vận động tiến
tới giành chính quyền cách mạng (1930-1945)
lực lượng vũ trang của Đảng tuy còn rất nhỏ bé nhưng nhờ sự che chở của
nhân dân mà lực lượng đó không kẻ thù nào có thể tiêu diệt được.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, phong trào toàn dân ủng hộ, chăm
lo giúp đỡ bộ đội được duy trì, phát triển hết sức sâu rộng ở mọi địa phương
của cả nước. Đó là các phong trào như “Mùa đông binh sĩ”, “hũ gạo kháng chiến”,
hội “Mẹ binh sĩ”, nhận thương binh về chăm sóc, ủng hộ lúa gạo, tiền bạc, quần
áo cho bộ đội, che chở, bảo vệ bí mật cho bộ đội… Sự đóng góp về tinh thần, vật
chất của nhân dân cho kháng chiến, cho quân đội là rất lớn. Đó là hàng trăm kg
vàng, hàng trăm tấn đồng, sắt thép để chế tạo vũ khí, đạn dược góp phần đảm bảo
cho quân đội đánh giặc. Nhân dân từ liên khu V trở ra đã dốc sức phục vụ hàng
chục triệu ngày công làm đường giao thông, đóng góp và vận chuyển lương thực,
vũ khí phục vụ các đơn vị quân đội trong hầu hết chiến dịch tiến công địch...
Sự chăm lo, giúp đỡ về vật chất, tinh thần, động viên, sức người sức của chính
quyền, nhân dân ta không chỉ tạo điều kiện để bộ đội hoàn thành nhiệm vụ chiến
đấu mà còn có ý nghĩa giáo dục, động viên bộ đội to lớn, làm cho mọi cán bộ,
chiến sĩ nhận thức sâu sắc mục tiêu lý tưởng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc và hạnh
phúc của nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các đơn vị quân đội đóng quân
ở miền Bắc đều phải dựa vào nhân dân, chính quyền, đoàn thể địa phương nơi đứng
chân trong xây dựng, huấn luyện chiến đấu và chiến đấu, ăn ở, sinh hoạt. Trong
xây dựng nhân dân giúp bộ đội từ cây tre, tấm tranh đề làm hầm chiến đấu, làm
lán trại của bội đội, làm đồ dùng huấn luyện. Tất cả những gì thiếu thốn đều
nhờ vào sự giúp đỡ của dân. Trong chiến đấu nhân dân giúp bộ đội xây dựng trận
địa, tải thương, tải đạn, nguỵ trang trận địa, phối hợp cùng chiến đấu, phục vụ
chiến đấu, sẵn sàng hy sinh tính mạng để giúp đỡ bộ đội. Tình cảm của nhân dân
dành cho bộ đội là nguồn động viên to lớn để cán bộ chiến sĩ vượt qua mọi khó
khăn, ác liệt, chiến đấu anh dũng, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng
là quân đội của nhân dân, do nhân dân ,vì nhân dân.
Các đơn vị Quân giải phóng miền Nam cũng đều phải dựa vào nhân dân. Nhân
dân che chở cho bộ đội, dẫn đường cho bộ đội tiền nhập đánh đồn, diệt bốt;
chuẩn bị lương thực, vũ khí chờ bộ đội về chiến đấu giải phóng quê hương;...
Chiến tranh càng ác liệt thì càng thể hiện rõ vai trò, công lao to lớn của nhân
dân đối với quân đội trong xây dựng, chiến đấu, công tác, sinh hoạt.
Thực
tiễn 73 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và mọi chiến thắng vẻ vang của
quân đội ta cho thấy, một trong những nguồn gốc căn bản sức mạnh của quân đội
là từ sự gắn kết máu thịt giữa quân đội và nhân dân. Hồ chí Minh chỉ rõ: “Không
có dân thì không có bộ đội”, “Nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội”.
Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ quân đội ta: “phải nhớ rằng dân là
chủ. Dân như nước, mình như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết”, “sự đoàn
kết nhất trí giữa Đảng, Chính phủ, quân đội và nhân dân ta trở thành một lực
lượng vô cùng to lớn. Nó giúp ta vượt qua tất cả mọi khó khăn gian khổ. Nó rèn
luyện cho cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta thành những người anh hùng”. Cán bộ,
chiến sĩ ta phải luôn thấm nhuần lời căn dặn đối với bộ đội rằng: “Mình đánh
giặc là vì dân. Nhưng mình không phải là “cứu tinh” của dân, mà mình có trách
nhiệm phụng sự nhân dân” Bộ đội “Phải làm thế nào để khi mình chưa đến, thì dân
trông mong, khi mình đến thì dân giúp đỡ, khi mình đi nơi khác thì dân luyến
tiếc. Muốn vậy, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam phải giúp đỡ dân, thương yêu
dân. Mỗi quân nhân phải là một cán bộ tuyên truyền bằng việc làm của quân đội”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét