Gần
đây, nhiều nhóm, tổ chức khác nhau có các hoạt động để chống phá đường lối,
pháp luật Việt Nam, đó là những nhóm như như No-u, Chấn hưng nước Việt, Hội Anh
em dân chủ, Dòng chúa cứu thế, dân oan, Hội Nhà báo độc lập…. Thế nhưng, có những
thành phần nòng cốt trong việc dịch tài liệu, báo cáo gửi ra nước ngoài tiêu biểu
là Nguyễn Quang A, Phạm Đoan Trang. Khi có những phiên hội nghị điều trần, đấu
tố nhân quyền ở Việt Nam hoặc dịp các đoàn khách nước ngoài đến làm việc tại Việt
Nam thì Phạm Đoan Trang nhưng là một cánh tay nối dài của tổ chức phản động nước
ngoài tập hợp tài liệu, dịch và báo cáo với các đoàn dân biểu ngoại quốc có tư
tưởng chống Việt Nam.
Trở
lại vấn đề chính, Phạm Đoan Trang đã có một báo cáo nghiên cứu đánh giá Luật
tín ngưỡng tôn giáo và tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Nghe qua
thì đây có vẻ là một đánh giá khách quan, nghiên cứu từ việc tìm hiểu đánh giá
việc áp dụng luật, phản biện, đưa ra phương hướng xây dựng cho mục tiêu chung;
lắng nghe phản ánh dư luận trong các tôn giáo được công nhận và tôn giáo không
được công nhận. Thế nhưng, báo cáo này lại trở thành một báo cáo với cái nhìn kệch
cỡm, phiến diện về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Tôn
giáo nếu xét trên quá trình dựng nước đấu tranh của dân tộc, tôn giáo là một yếu
tố đóng góp rất quan trọng, nhưng nhiều kẻ lợi dụng nó cũng đã mang đến rất nhiều
vấn đề phiền toái trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Vấn đề có nghĩa
là phải giải quyết, thế nhưng giải quyết không phải là bài trừ mà giải quyết ở đây
chính là đưa tôn giáo đồng hành cùng với sự phát triển của dân tộc. Trong những
năm gần đây tôn giáo bên cạnh việc “sống tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúc âm trong
lòng dân tộc” thì đã xuất hiện một số vấn đề tiêu cực nổi cộm như: Việc Tổng
giám mục Ngô Quang Kiệt đòi đất tại 42 nhà Chung dẫn đến giáo dân đập phá tường,
đẩy cổng sắt, dựng tượng chiếm dụng đất; hay vụ việc Đan viện Thiên An xây dựng
trái phép trên phần đất nhà nước quản lý, vụ việc ở Con Cuông bắt giữ người
trái pháp luật, gây thương tích; hay gần nhất là nhóm Linh mục Nguyễn Đình Thục,
Đặng Hữu Nam lôi kéo cư dân tuần hành gây rối trật tự công cộng, chặn đường quốc
lộ, phá hoại tài sản. Thử hỏi rằng việc tự do tôn giáo quá đà theo kiểu thích
làm gì thì làm thì liệu có hợp lý?
Có
thể nhận ra một điều rằng ở báo cáo tôn giáo do Phạm Đoan Trang và những thành
viên trong nhóm nghiên cứu đều lồng ghép những vấn đề không phải là tôn giáo,
đòi tự do cho những người không theo tôn giáo tiêu tiểu như Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc
Như Quỳnh), Trần Thị Nga; những người trên không hề theo một tôn giáo nào nhưng
đã được Phạm Đoan Trang lồng ghép vào báo cáo của mình để gửi ra nước ngoài.
Nhóm
nghiên cứu của Phạm Đoan Trang còn phàn nàn về Pháp lệnh tôn giáo và những văn
bản pháp quy của Chính phủ về quản lý tôn giáo. Nhưng cũng cần phải thừa nhận rằng
việc quản lý tôn giáo bằng pháp luật là một nguyên tắc cơ bản, một tôn giáo muốn
hoạt động phải có cơ sở thờ tự, có hệ thống giáo lý và có đội ngũ tuyên truyền
đạo. Đó là nguyên tắc cơ bản, việc này phòng ngừa và ngăn chặn những người có
hành vi truyền đạo xấu lừa đảo, đi ngược với thuần phong mỹ tục, đạo đức, truyền
thống của dân tộc.
Ở
Việt Nam việc tự do tôn giáo là bình thường thế nhưng một số tôn giáo lại có
con chiên là nhiều thành phần mang tư tưởng thù địch với chính quyền, con em của
những lãnh đạo chế độ Việt Nam cộng hòa hằng ngày đội lốt dân chủ, nhân quyền,
tự do tôn giáo để bôi xấu chính quyền, thóa mạ lãnh tụ, đả phá lịch sử. Nhưng
sao những vấn đề này Phạm Đoan Trang lại không đưa vào báo cáo của mình?
Từ
những chi tiết cơ bản đó có thể thấy báo cáo của Phạm Đoan Trang thực chất là một
báo cáo có tính chất phiến diện, không có cái nhìn khách quan về vấn đề tôn
giáo ở Việt Nam, không nhìn thấy sự ổn định trong các hoạt động tôn giáo mà chỉ
tập trung đòi tự do cho những thành phần là chân rết của tổ chức khủng bố Việt
Tân vi phạm pháp luật. Và nếu thật là phi lý và ô uế cho bất kỳ tổ chức, diễn
đàn nào chấp nhận, nghe và đọc báo cáo này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét