Ngôn ngữ của các tộc người ở Việt Nam hiện nay
được phân loại thành 4 ngữ hệ: Nam Á, Thái, Nam - Đảo, Hán - Tạng bao gồm 6
nhóm ngôn ngữ. Trong đó, ngữ hệ Nam Á có số tộc người sử dụng đông nhất, gồm
ngôn ngữ của các tộc người tại chỗ, cư trú từ miền núi đến đồng bằng trên cả
nước. Ngữ hệ Thái và ngữ hệ Hán - Tạng chủ yếu phân bố ở miền Bắc. Ngữ hệ Nam -
Đảo gồm một số tộc người ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Cụ thể:
Ngữ hệ Nam Á
gồm 32 ngôn ngữ tộc người với 4 nhóm ngôn ngữ:
Nhóm Việt - Mường có 4 ngôn ngữ chính: Việt,
Mường, Thổ, Chứt.
Nhóm Môn - Khơme có 21 ngôn ngữ: Khơ-me, Ba-na,
Cờ-ho, Xơ-đăng, Hrê, Mnông, Xtiêng, Bru - Vân Kiều, Cơ-tu, Khơ-mú, Tà-ôi, Mạ,
Co, Gié - Triêng, Xinh-mun, Chơ-ro, Mảng, Kháng, Rơ-măm, Ơ-đu, Brâu.
Nhóm Hmông - Dao có 3 ngôn ngữ: Hmông (Mèo),
Dao, Pà Thẻn.
Nhóm hỗn hợp có 4 ngôn ngữ: La Chí, La Ha, Cơ Lao,
Pu Péo.
Ngữ hệ Thái
gồm 8 ngôn ngữ: Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự, Bố Y.
Ngữ hệ Nam - Đảo gồm 5 ngôn ngữ: Raglai, Êđê, Chăm, Gia rai, Churu.
Ngữ hệ Hán - Tạng gồm 9 ngôn ngữ:
Nhóm Hán có 3 ngôn ngữ: Hoa (Hán), Sán dìu,
Ngái.
Nhóm Tạng - Myanma có 6 ngôn ngữ: Hà Nhì, Phù Lá,
La Hủ, Lô Lô, Cống (Coóng), Si La.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét