Trong thời kỳ đổi
mới, quan điểm và chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước đã thu được nhiều thành
tựu lớn, thể hiện ở những nội dung sau:
Nhận thức về các
vấn đề xã hội và quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về giải quyết các vấn
đề xã hội ngày càng đầy đủ, cụ thể và toàn diện hơn. Trong các văn kiện của Đảng,
Chính phủ và các bộ ngành liên quan đề cập đến các vấn đề xã hội ngày càng đầy
đủ và bao quát được các khía cạnh của cuộc sống con người trong mối quan hệ với
tự nhiên và xã hội. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các vấn đề xã hội và giải
quyết các vấn đề xã hội cũng được nhận thức ngày càng đầy đủ hơn. Mục tiêu
chính sách xã hội được thể hiện rõ ràng; thống nhất với các mục tiêu phát triển
kinh tế, phát huy nhân tố con người; xây dựng xã hội văn minh, nâng cao đời sống
của mọi thành viên trong xã hội. Chú trọng hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng,
phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội; phát triển kinh tế gắn với
tiến bộ và công bằng xã hội.
Phương thức giải
quyết các vấn đề xã hội của Đảng, Nhà nước ngày càng hợp lý: lựa chọn các vấn đề
bức xúc trong từng giai đoạn; chuyển phương thức nhà nước chịu trách nhiệm toàn
bộ sang huy động các chủ thể cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội (xã hội
hóa). Sự gắn kết tư duy kinh tế với tư duy phát triển xã hội, góp phần đổi mới
vai trò của nhà nước trong quản lý xã hội.
Chuyển từ các
chính sách can thiệp trực tiếp của Nhà nước sang xây dựng khuôn khổ thể chế
phù hợp, tạo điều kiện để mọi người cùng tham gia, phát huy năng lực và sức
sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội. Đẩy mạnh phân cấp,
phân quyền và phát huy chủ động, sáng tạo của các cấp quản lý phát triển xã hội;
đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực; xây dựng được cơ chế để người dân
tham gia quản lý xã hội.
Chính sách xã hội
ngày càng gắn với đảm bảo các quyền cơ bản của người dân (việc làm, chất lượng
nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh…). Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội do cơ
chế thị trường mang lại (nghèo đói, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, di dân…). Trong
10 năm qua, các chính sách xã hội đã tạo ra lưới an sinh xã hội vững chắc, thực
hiện công bằng xã hội. Làm tốt công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động,
chính sách tiền lương, cải thiện lớn quan hệ lao động. Ưu đãi và chăm sóc tốt
hơn người có công đi đôi với giảm nghèo nhanh và bền vững; quan tâm đến các
nhóm xã hội yếu thế, dễ bị tổn thương, chăm sóc và bảo vệ tốt hơn người già, trẻ
em, người khuyết tật; thực hiện bình đẳng giới trong mọi mặt của đời sống xã hội;
đẩy lùi và giảm thiểu tác hại của tệ nạn xã hội... Nguồn lực cho chính sách từng
bước bảo đảm, đa dạng hóa. Chi an sinh xã hội của Nhà nước tăng từ 2,85% GDP
(2005) lên 4,14% (2010) và 4,67% (2011)
và 6,3% (2014).
Một số hạn chế. Mặc
dù có nhiều thành tựu song chúng ta chưa thực sự hiểu rõ các quy luật của kinh
tế thị trường và vận dụng kinh tế thị trường vào quá trình phát triển xã hội để
giải quyết hài hòa mối quan hệ Nhà nước và thị trường. Nhận thức chưa đúng về
việc sử dụng các hình thức và công cụ can thiệp, hỗ trợ trong quá trình phát
triển. Các hậu quả xã hội, các chính sách xã hội không tính đến một cách toàn
diện khi thiết kế các chính sách kinh tế, chưa bảo đảm mục tiêu công bằng xã hội
khi thiết kế các chính sách kinh tế. Nhận thức về vai trò của người dân trong
chính sách chủ yếu là “thụ hưởng chính sách”. Quan điểm ban phát, bao cấp còn nặng
nề khi thực hiện các chính sách xã hội (xin - cho khi thiết kế chính sách,
chính sách hỗ trợ nhỏ giọt, trực tiếp). Hệ thống chính sách chỉ bao phủ một bộ
phận dân cư, chưa giải quyết triệt để vấn đề công bằng. Nguồn lực thực hiện các
chính sách xã hội của nhà nước chưa minh bạch, còn hạn hẹp, cấp phát theo cơ
chế “xin-cho”, cào bằng, phong trào (hỗ trợ cả huyện nghèo, xã nghèo của các tỉnh
giàu…). Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách còn yếu, chưa
đa dạng, một chiều, người dân chưa tiếp cận được các thông tin… Nhiều chính
sách “đẩy người dân vào thế bị động, chưa khơi dậy được lòng “tự trọng”, tự
vươn lên. Do đó, còn những vấn đề xã hội bức xúc đặt ra./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét