Hiện nay, các phần tử cơ
hội, xét lại và cực đoan đang ráo riết công kích, xóa bỏ và muốn phủ nhận chủ
nghĩa Mác - Lênin, nhằm bác bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để
đấu tranh vô hiệu hóa các mưu đồ của chúng, trước hết chúng ta cần nhận biết
tính tất yếu của việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin vừa là
vấn đề có tính quy luật, vừa là nội dung trọng yếu, phức tạp của cuộc đấu tranh
giai cấp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ có giá trị về tinh thần mà còn trở thành lực lượng vật chất thức tỉnh
giai cấp công nhân và chuyển từ giai cấp tự nó trở thành giai cấp vì nó. Vì
thế, chủ nghĩa Mác ra đời đã thể hiện bản chất cách mạng, khoa học và đã được
mệnh danh là “bóng ma ám ảnh châu Âu” đe dọa trực tiếp sự tồn vong của chủ
nghĩa tư bản. Cho nên, trên thực tế đã có nhiều trào lưu tư tưởng đối lập,
nhiều kẻ thù muốn công kích, xóa bỏ và muốn phủ nhận sạch trơn bản chất cách mạng,
khoa học của nó. C.Mác - Ph.Ăngghen cùng với phong trào công nhân đã sớm nhận
thấy nhiệm vụ quan trọng là kiên quyết đấu tranh, khai trừ những người phản bội
lại lợi ích, nền tảng tư tưởng của giai cấp công nhân. Vạch trần bản chất, tác
hại của tư tưởng Vaitơlinh ra khỏi đồng minh những người cộng sản - một chính
đảng đầu tiên của giai cấp công nhân. Ở những giai đoạn tiếp theo C.Mác -
Ph.Ăngghen đã cùng giai cấp công nhân tích cực đấu tranh chống lại học thuyết
cơ hội, tiểu tư sản của tên vô chính phủ chủ nghĩa Misen Bacunin trong suốt quá
trình hoạt động của quốc tế I. Đây là những khuynh hướng cơ hội chống lại chủ
nghĩa Mác được che giấu dưới những lời lẽ có tính chất “cách mạng của phái tả”.
C.Mác - Ph.Ăngghen qua đời, V.I.Lênin đã vừa đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác và
vận dụng vào thực tiễn nước Nga trong điều kiện rất đặc thù là quốc tế II đã bị
chủ nghĩa cơ hội, xét lại lũng đoạn và bị phân hóa thành ba phái hữu, phái tả,
phái giữa làm ảnh hưởng xấu đến phong trào công nhân lúc này. V.I.Lênin cùng với
Đảng Bônsêvic và giai cấp công nhân Nga đã nhận rõ sứ mệnh lịch sử cao cả của
mình là phải tích cực đấu tranh chống lại những quan điểm lệch lạc ở một số
đảng xã hội dân chủ, những biểu hiện của khuynh hướng tuyệt đối hóa phương pháp
đấu tranh nghị trường chỉ dùng lá phiếu để đánh đổ chủ nghĩa tư bản và từ bỏ
các nguyên lý cách mạng của Học thuyết Mác. Sự thiên tài và tấm gương mẫu mực
của C.Mác - Ph.Ăng ghen là không những sáng lập ra học thuyết cách mạng, khoa
học để chỉ dẫn hành động cách mạng cho giai cấp công nhân, đồng thời sớm nhận
thức vấn đề có tính quy luật là đấu tranh chống lại các trào lưu tư tưởng thù
địch với bảo vệ, phát triển học thuyết của mình. Trong giai đoạn hiện nay, các
thề lực thù địch đang ra sức công kích và tìm mọi thủ đoạn tinh vi để nhằm xóa
bỏ hệ tư tưởng tiên phong của giai cấp công nhân. Đây là vấn đề rất phức tạp,
lâu dài và là nhiệm vụ cấp thiết của giai cấp công nhân.
Đấu tranh bảo vệ và phát triển
chủ nghĩa Mác - Lênin là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của giai cấp công
nhân trong giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ, từ khi hệ thống xã hội không còn, tương quan so
sánh tạm thời có lợi thuộc về chủ nghĩa tư bản. Tận dụng lợi thế đó, chủ nghĩa
tư bản đang điên cuồng phản kích, chống lại chủ nghĩa xã hội bằng tất cả các
quan điểm sai trái, luận điệu phản động và phản khoa học, với các âm mưu, thủ
đoạn vô cùng thâm độc, xảo quyệt. Một trong những trọng điểm của cuộc đấu tranh
giai cấp hiện nay là chúng muốn xóa bỏ niềm tin của nhân loại tiến bộ về chủ
nghĩa Mác - Lênin, tạo ra khoảng trống về tư tưởng, đây là âm mưu thâm độc tạo
cơ hội cho sự trỗi dậy và thống trị của hệ tư tưởng tư sản. Bởi lẽ, giai cấp
cấp công nhân không còn hệ tư tưởng tiên phong thì cũng đồng nghĩa là giai cấp
không còn sứ mệnh lịch sử, không còn là giai cấp giữ vai trò lãnh đạo xã hội.
Chúng lợi dụng hiện tượng đã diễn ra thực tế là sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô (cũ) và một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, để đưa ra một lý lẽ
giản đơn là sự sụp đổ đó là do học thuyết Mác - Lênin đã lỗi thời lạc hậu. Tính
chất sai trái của những luận điệu đó là đã đánh đồng giữa hai sự vật hiện tượng
khác nhau, mà không thấy sự sụp đổ đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình xã hội
cụ thể và không vận dụng đúng đắn các nguyên lý cách mạng của chủ nghĩa Mác -
Lênin.
Thực tiễn chứng minh,
chủ nghĩa Mác - Lênin ngày nay vẫn là học thuyết tiên tiến của loài người, điều
đó không chỉ những người mác-xít thừa nhận mà cả một số học giả tư sản cũng
thừa nhận. Thí dụ, Giắc Đê-ri-đa, nhà triết học nổi tiếng người Pháp coi C.Mác
không chỉ là nhà tư tưởng của thế kỷ XX mà còn là nhà tư tưởng của thế kỷ XXI,
ông khẳng định nhân loại không thể thiếu C.Mác được. Chương trình Thời đại
chúng ta trên sóng phát thanh radio 4 của đài BBC tại Anh tổ chức thăm dò với
ba vạn phiếu phát ra. Kết quả trong số 20 triết gia vĩ đại được đưa ra để lựa
chọn, C.Mác được chọn là triết gia vĩ đại nhất của nhân loại từ trước đến nay
bởi những cống hiến khoa học xuất sắc của ông.
Một số nhà khoa học của
Nga hiện nay cho rằng, “Nước Nga đang trải qua sự xâm nhập lần thứ hai của chủ
nghĩa tư bản, nên đặc biệt cần chủ nghĩa xã hội”. Cuộc tìm kiếm và nghiên cứu
lại chủ nghĩa Mác là cuộc “tái vũ trang về tư tưởng” với sự nhấn mạnh các giá
trị như phát triển, công bằng, dân chủ và xã hội cùng với các lực lượng xây
dựng xã hội mới như giai cấp công nhân, trí thức... Nếu như các học giả phương
Tây đã tái phát hiện chủ nghĩa Mác trong cơn khủng hoảng tài chính kinh tế gần
đây thì ở phương Đông, ở nước Nga cũng lại có một xu hướng trở lại với chủ
nghĩa Mác. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, chưa có học thuyết nào tiến bộ hơn
chủ nghĩa Mác - Lênin, đây vẫn là một học thuyết có giá trị vạch thời đại mà
khiến cho các học giả tư sản phải nghiên cứu để tìm ra những giải pháp để hóa
giải những căn bệnh nan y trong lòng xã hội
tư bản chủ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét