Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

SỰ TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG CỦA XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay đã và đang làm cho thế giới có những biến đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội quốc tế. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nó tác động đến mọi đối tượng trong xã hội tuy mức độ khác nhau song xét về tổng thể thì giai cấp công chịu sự tác động mạnh mẽ nhất. Sự tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến giai cấp công nhân nói chung thể hiện: làm cho khoa học và công nghệ phát triển nhanh và được áp dụng ngay vào trong sản xuất; sản phẩm làm ra mang hàm lượng trí tuệ cao; nền sản xuất hàng hóa mang tính toàn cầu. Đây là điểm mấu chốt làm cho giai cấp công nhân tăng cả về số lượng, chất lượng cũng như sự phân hóa cơ cấu trong chính ngay giai cấp công nhân. Tuy nhiên sự tác động đó không làm mất đi những đặc trưng, bản chất và vai trò sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân mà nó càng được tăng lên nếu như họ được giáo dục giác ngộ.
Giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận của công nhân thế giới, do vậy  nó cũng có đầy đủ những đặc trưng và phẩm chất của giai cấp công nhân quốc tế và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công công nhân nói chung. Tuy nhiên cùng với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá đã tác động rất lớn đế giai cấp công nhân Việt Nam cả tích cực và tiêu cực.
Về mặt tích cực;
          Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong hội nhập khu vực quốc tế và xu thế toàn cầu hoá, làm cho giai cấp công nhân Việt Nam tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức.
Ý thức chính trị của giai cấp công nhân được nâng lên: có sự hiểu biết về vị trí, vai trò lịch sử đối với tiến trình phát triển xã hội; hiểu biết về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng cao; nhận thức đúng về các tổ chức trong hệ thống chính trị; về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; có ý thức pháp luật. Đồng thời đội ngũ công nhân hiện nay đã có thái độ đúng đắn với sự nghiệp CNH,HĐH đất nước; nhận thức về nhu cầu và lợi ích chính trị của mình. Các tổ chức của giai cấp công nhân hoạt động ngày càng đi vào nề nếp và đạt hiệu quả khá tốt.
Mặt hạn chế:
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, giai cấp công nhân Việt Nam chịu ảnh hưởng và đang trong quá trình phát triển cho nên tính ổn định không cao. Tốc độ công nhân hóa lực lượng lao động xã hội, trí thức hóa đội ngũ công nhân rất chậm. Tỷ lệ công nhân lao động trong công nghiệp và xây dựng tăng chậm. Trong khi đó: lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp giảm thấp; tốc độ trí thức hóa công nhân chậm, trình độ học vấn, chuyên môn không đáp ứng yêu cầu sản xuất trong đây chuyền sản xuất kỹ thuật cao; công tác đào tạo công nhân có tay ngề vững còn nhiều bất cập, không đáp ứng yêu cầu công việc, thường phải đào tạo lại tại; một bộ phận không nhỏ công nhân không nhận thức rõ vai trò của giai cấp mình, thiếu tính tiền phong gương mẫu, nhận thức về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình một cách chung chung, hiểu biết chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hạn chế, ý thức tổ chức kỷ luật không cao.

Như vậy, sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa vừa tác động tích cực vừa ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội nói chung và đến giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng.  Tuy nhiên để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế xã hội đất nước giai cấp công nhân Việt Nam vẫn là giai cấp lãnh đạo, giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội  là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp dưới sự  lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét