Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Thương cho Dương Thu Hương, Bùi Tín, Phạm Trần những nhân phẩm lạc lối khi đọc tác phẩm "CHÂN TRẦN - CHÍ THÉP"


 “CHÂN TRẦN - CHÍ THÉP” là một cuốn sách đặc biệt, khi nó được viết bởi chính một Trung tá Thủy quân Lục chiến Mỹ - Nay trở thành một người bạn thân thiết trong quá trình hòa giải và hàn gắn những nỗi đau thời hậu chiến, thúc đẩy quá trình thấu hiểu, hợp tác và hàn gắn vết thương chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
James G. Zumwalt, tác giả cuốn sách là con trai của Đô đốc Elmo Russell Zumwalt, Jr., Tư lệnh Hải quân Mỹ đặc trách lực lượng duyên hải và đường sông thời Chiến tranh Việt Nam, trong tác phẩm này Ông viết: “Một số ý kiến của chính quyền Mỹ cho rằng nếu tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam một cách hợp lý, không có áp lực chính trị, thì người Mỹ đã chiến thắng. Trước khi trở lại Việt Nam vào năm 1994, tôi cũng nghĩ như vậy. Nhưng giờ đây tôi đã nghĩ khác. Chuyển biến trong tôi chỉ diễn ra sau khi tôi thấu hiểu được rằng người Việt Nam có một ý chí sắt đá để có thể chiến đấu đến chừng nào đạt được mục tiêu thống nhất đất nước mới thôi. Không nơi nào mà quyết tâm được thể hiện rõ như thái độ những người sống và chiến đấu dọc Đường mòn Hồ Chí Minh và địa đạo Củ Chi. Hiểu được quyết tâm duy trì Đường mòn cũng như bám trụ tại địa đạo Củ Chi chính là hiểu được “chí thép” của họ. Đó chính là ý chí thép đặc trưng và rất đặc biệt của người Việt Nam, vốn đã thôi thúc họ tiến lên để giành chiến thắng trong cuộc chiến trước người Mỹ.”
Chính nhận định trung thực, thẳng thắn ấy mà Chân Trần, Chí Thép được đánh giá cao về mặt nội dung. Trong cuốn sách, cuộc chiến được đặc tả thông qua con người thật, sự kiện thật nhưng lại bằng quan điểm của một chiến binh đã từng đứng bên kia chiến tuyến. Khác biệt ngôn ngữ, khác biệt quan điểm, khác biệt lý tưởng ấy không biến những cảm xúc thành lạc điệu mà ngược lại, nó đồng cảm đến tận cùng, bởi, chiến tranh, dù thắng hay thua thì tổn thất là không thể đo đếm được. Những câu chuyện trong Chân Trần, Chí Thép đều gắn với một con người cụ thể, có thể là một cô văn công, có thể là một vị tướng, cũng có thể là một người dân thường… Sự đa dạng ấy khiến Chân Trần, Chí Thép trở nên thật đến trần trụi khi khắc họa chiến tranh và hậu quả chiến tranh để người đọc có cái nhìn sâu hơn, chi tiết hơn về những con người đã góp mặt trong thời điểm ấy.

Thông điệp mà James G. Zumwalt mang đến là cho nhiều người thuộc cả nhiều bên chiến tuyến xưa, rằng: “tinh thần dân tộc và lòng tự hào luôn bùng cháy, thổi lên trong lòng mỗi người dân Việt Nam quyết tâm đánh đuổi ngoại bang. Tinh thần dân tộc, lòng tự hào và quyết tâm ấy phát triển thành một sức mạnh vĩ đại nhất - một CHÍ THÉP - giúp họ thực hiện được điều tưởng như không thể. Để cuối cùng, CHÍ THÉP đã đánh bại công nghệ của siêu cường hùng mạnh nhất thế giới”. Trong khi có những người Việt như Dương Thu Hương, Bùi Tín, Phạm Trần và nhiều phần tử hằn thù với dân tộc lại luôn rêu rao, xuyên tạc: “Cộng sản Bắc Việt đã gây ra cuộc chiến tranh làm hàng triệu người thảm tử”, rằng lịch sử mấy ngàn năm bất khuất, kiên cường của dân tộc ta là “lịch sử bất hạnh của một dân tộc hèn mọn”. Thật đáng buồn và thương hại cho những kẻ xuyên tạc lịch sử, phỉ báng truyền thống như thế!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét