Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

GIÁ TRỊ CƠ BẢN TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN

Sau thời gian nghiên cứu lý luận và tham gia phong trào thực tiễn, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập học thuyết cách mạng đáp ứng đòi hỏi đó. Tuyên ngôn đã thực hiện một cuộc cách mạng sâu sắc nhất trong thế giới quan, trong quan niệm của nhân loại về xã hội, đó chính là quan niệm duy vật về lịch sử. Tuyên ngôn đã vạch ra biện chứng khách quan của sự phát triển xã hội. Trong Lời tựa viết cho bản tiếng Đức xuất bản năm 1883, Ph. Ăngghen viết: “Tư tưởng cơ bản và chủ đạo của Tuyên ngôn là: trong mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội – cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy; do đó (từ khi chế độ công hữu ruộng đất nguyên thủy tan rã), toàn bộ lịch sử là lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa những người bị bóc lột và những giai cấp đi bóc lột, giữa những giai cấp bị trị và những giai cấp thống trị, qua các giai đoạn của sự phát triển xã hội của họ; nhưng cuộc đấu tranh ấy hiện nay đã đến một giai đoạn mà giai cấp bị bóc lột và bị áp bức (tức giai cấp vô sản) không còn có thể tự giải phóng khỏi tay giai cấp bóc lột và áp bức mình (tức giai cấp tư sản) được nữa, nếu không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức và khỏi cuộc đấu tranh giai cấp, - tư tưởng cơ bản ấy hoàn toàn và tuyệt đối là của Mác”.
          Tuyên ngôn là văn kiện đầu tiên trình bày hệ thống hóa chủ nghĩa cộng sản khoa học. Tác phẩm đã chỉ ra tính tất yếu chủ nghĩa tư bản thay thế chủ nghĩa phong kiến và nó sẽ phải nhường chỗ cho xã hội cộng sản chủ nghĩa – một xã hội không còn giai cấp và áp bức bóc lột. “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau” thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tác phẩm này cũng chỉ rõ rằng lực lượng xã hội có sứ mệnh thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là giai cấp công nhân.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét