Sinh
thời, Bác Hồ kính yêu – lãnh tụ thiên tài của Đảng ta luôn nhấn mạnh vai trò của
việc quán triệt và thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tự phê bình và phê bình
trong Đảng. Theo Người, tự phê bình và phê bình là “vũ khí sắc bén”, là “thang
thuốc đặc trị” cho những căn bệnh nguy hiểm mà một số cán bộ, đảng viên thường
hay mắc phải như: tham nhũng, tham ô, lãng phí, quan liêu... Tuy nhiên, để
thang thuốc này thực sự có tác dụng và phát huy hiệu quả cao nhất, bên cạnh thái
độ nghiêm túc, trung thực của mỗi người cán bộ, đảng viên, Người còn đòi hỏi từng
cán bộ, đảng viên phải có lòng tin và sự quyết tâm cao trong thực hiện nguyên tắc
tự phê bình và phê bình. Người chỉ rõ: "Trong Đảng, nơi có một vũ khí mạnh
nhất để khắc phục khó khăn là phê bình và tự phê bình. Nó là vũ khí sắc bén, dùng
nó thì phải đau khổ. Mà đau khổ thì sẽ đi đến thành công. Mà muốn thành công thì
phải tín tâm và quyết tâm".
Theo
Người tín tâm chính là lòng tin, niềm tin ở trong mỗi người cán bộ, đảng viên. Đây
là vấn đề mấu chốt, có vai trò rất quan trọng khi thực hiện những việc khó khăn,
những nhiệm vụ nặng nề. Đối với việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình,
không thể thiếu lòng tin. Bởi suy đến cùng, tự phê bình và phê bình là quá trình
tự đấu tranh, mà là cuộc đấu tranh không khoan nhượng diễn ra trong nội tại mỗi
người cán bộ, đảng viên, trong nội tại từng tổ chức, đơn vị. Nói một cách chính
xác hơn, đây là cuộc đấu tranh giữa cái tích cực với cái tiêu cực, giữa cái tốt
và cái xấu, giữa cái tiến bộ với cái lạc hậu, giữa một bên là lợi ích cá nhân với
một bên là lợi ích tập thể... Tính chất của cuộc đấu tranh này rất gay go, quyết
liệt vì nó trực tiếp liên quan tới lợi ích, tới thể diện và lòng tự trọng của mỗi
người cán bộ, đảng viên.
Chính
vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên chỉ có thể thực hiện việc tự phê bình và phê bình
một cách có chất lượng, hiệu quả khi và chỉ khi có có lòng tin, tin vào ý chí,
nghị lực và sự cố gắng của bản thân; tin vào tinh thần đấu tranh, tính chiến đấu,
gương mẫu của người cán bộ, đảng viên. Lòng tin có vai trò rất quan trọng, là điều
kiện cần không thể thiếu để mỗi người cán bộ, đảng viên thực hiện tốt được nguyên
tắc tự phê bình và phê bình. Bởi lòng tin chính là cơ sở thôi thúc họ vươn lên
khắc phục khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ, là động lực giúp họ tự đấu tranh và
đánh bật những cái tiêu cực, lạc hậu ra khỏi bản thân, tổ chức mình.
Tuy
nhiên, nếu chỉ dừng lại ở có lòng tin không thôi chưa đủ. Muốn thực hiện tự phê
bình và phê bình một cách có hiệu quả, thì cùng với lòng tin mỗi cán bộ, đảng
viên phải có ý chí quyết tâm cao, nghị lực lớn. Nói cách khác, lòng tin và sự
quyết tâm phải luôn đồng hành cùng nhau, có sẵn trong mỗi cán bộ, đảng viên
trong thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Nếu thiếu một trong hai yếu
tố đó, thì sẽ không thể thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình được.
Bởi lẽ, lòng tin là cơ sở để quyết tâm, lòng tin có lớn thì quyết tâm mới cao.
Nếu người cán bộ, đảng viên không có lòng tin thì không thể quyết tâm được. Có
chăng sự quyết tâm đó cũng chỉ dừng lại ở sự “gượng ép”, bắt buộc, quyết tâm
mang tính “nửa vời”...
Mục
đích cuối cùng của tự phê bình và phê bình chính là giúp cho từng cán bộ, đảng
viên cũng như các tập thể, đơn vị nhận rõ những yếu kém, khuyết điểm, những vấn
đề còn tồn tại trong tổ chức, cá nhân mình. Từ đó, sớm có phương hướng, biện pháp
khắc phục, sửa chữa kịp thời, đưa tổ chức đi lên, xây dựng tập thể vững mạnh.
Chỉ khi nào bản thân mỗi người cán bộ, đảng viên nhận rõ và khắc phục được những
khuyết điểm, hạn chế mà mình đã mắc phải, tạo sự thống nhất về tư tưởng, nhận
thức và hành động thì mới có thể cùng nhau tiến bộ hơn, công tác tốt hơn.
Tuy
nhiên, để thực hiện được nguyên tắc tự phê bình và phê bình một cách triệt để
không phải chuyện đơn giản. Nó đòi hỏi ở mỗi người, nhất là đối với cán bộ, đảng
viên phải thật sự có ý chí và nghị lực, có lòng quyết tâm rất cao mới mong có sự
chuyển biến đáng kể. Quyết tâm để tự chiến thắng chính mình, đấu tranh để loại
bỏ những cái xấu, cái tiêu cực ở ngay trong chính con người mình, trong tổ chức,
đơn vị mình đang công tác.
Hiện
nay, tình trạng một số cán bộ, đảng viên, một số tổ chức còn tự phê bình và phê
bình một cách chung chung, hình thức là do họ chưa có đủ lòng tin và sự quyết tâm.
Do đó, kết quả đạt được còn rất mức độ, thiếu tính bền vững. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định: "Có quyết tâm, tín tâm thì tiến bộ. Người kém đấu
tranh thì thoái bộ".
Quán
triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đặc biệt là nội dung Nghị
quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện
nay”, chúng ta đang đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng trên cơ sở
nâng cao chất lượng thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Do đó, từng cấp
ủy, tổ chức đảng cần nghiêm túc làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây
dựng niềm tin, ý chí quyết tâm trong mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân
góp phần thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Đây là cơ sở quan trọng
trực tiếp quyết định đến hiệu quả thực hiện tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng
hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét