Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

TÍNH TẤT YẾU CỦA CHÍNH SÁCH CỘNG SẢN THỜI CHIẾN

Một là, đáp ứng yêu cầu thực tiễn nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười.
Nhà nước Xô-viết - chế độ xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã ra đời ở nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917. V.I. Lê-nin cùng Đảng Cộng sản Nga đã lãnh đạo xây dựng CNXH từ một nền kinh tế lạc hậu và kiệt quệ, lại bị 14 nước tư bản đế quốc bao vây, các lực lượng phản động ở trong nước chống phá… 
Hai là, thực chất của chính sách cộng sản thời chiến. “Chính sách cộng sản thời chiến” (thực hiện từ năm 1918 đến đầu năm 1921) thực chất là một biện pháp tình thế, thích ứng với trạng thái ngặt nghèo, khi Nhà nước Xô-viết phải đương đầu với thù trong, giặc ngoài.
Ba là, nội dung của chính sách cộng sản thời chiến. Để huy động các nguồn lực cho những nhu cầu cấp thiết, các biện pháp mệnh lệnh hành chính thiên về việc sử dụng quyền lực nhà nước để trưng thu lương thực, thực phẩm và các tư liệu sản xuất, kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu quốc phòng và dân sinh… đã được ban bố và thực hiện. Nhiều nguồn lực cho nhu cầu quốc phòng và dân sinh cấp thiết đã được huy động, qua đó giúp củng cố và phát triển sức mạnh của chính quyền Xô-viết.
Bốn là, thực tiễn cách mạng nước Nga đã chứng minh.
Mặc dù vậy, sau một thời gian thực hiện, phương pháp mệnh lệnh hành chính đã bộc lộ bất cập trong hoàn cảnh cụ thể của nước Nga đương thời. Tình trạng trì trệ đã xuất hiện, thậm chí đã có cả những phản ứng gay gắt của xã hội, như “vụ nổi loạn Cronxtat”. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét