Trong
tham luận về chủ đề "Đưa quá trình hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu, phục
vụ hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị
thế quốc tế của Việt Nam", đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương
Đảng khóa XI, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã nhấn mạnh,
thành tựu đối ngoại năm năm qua khẳng định sự đúng đắn của đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở,
đa dạng hóa, đa phương hóa, “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” mà Đại hội
Đảng lần thứ XI đã đề ra.
Các
thành tựu đối ngoại đó là kết quả nỗ lực chung của toàn bộ hệ thống chính trị,
với sự tham gia và phối hợp tích cực, chủ động của các bộ, ban, ngành, các địa
phương, các doanh nghiệp và nhân dân, dưới sự chỉ đạo tập trung, trực tiếp của
Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Trong
giai đoạn tới, Phó Thủ tướng khẳng định: Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia,
dân tộc vẫn là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Năm năm tới là
thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN, của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu hơn nhiều so với giai đoạn trước, đòi hỏi
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải nỗ lực rất cao để tận dụng thời cơ, vượt qua
những thách thức lớn trong quá trình hội nhập, để hội nhập quốc tế thực sự trở
thành phương tiện hữu hiệu phục vụ phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc Xã hội
chủ nghĩa, bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc.
Đặc
biệt, trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đưa hội nhập đi vào chiều
sâu tức là phải tạo được sự đan xen, gắn kết lợi ích một cách lâu dài và bền
vững giữa nước ta với các đối tác, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực
chất, nhất là với các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh và
phát triển của đất nước; tạo dựng được lòng tin và hình thành nên các cơ chế
hợp tác có hiệu quả trong việc thúc đẩy quan hệ, ngăn ngừa, đẩy lùi các nguy
cơ, kiểm soát các bất đồng và giải quyết các vấn đề nảy sinh, nhất là các vấn
đề có thể tác động nghiêm trọng tới an ninh và phát triển của đất nước
ta.
Và để
đưa hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu, trên cơ sở quán triệt và thực hiện đúng
các quan điểm về hội nhập quốc tế được nêu trong Dự thảo văn kiện Đại hội, đối
ngoại cần tập trung làm tốt các công việc sau:
Thứ
nhất, thực hiện triệt để phương châm “triển khai đồng bộ” các định hướng đối
ngoại được Đại hội XII của Đảng thông qua, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với quá trình hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa đối ngoại
Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, giữa các ngành, các cấp, các địa
phương.
Thứ
hai, trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc, đẩy mạnh và làm
sâu sắc hơn quan hệ đối tác, nhất là các khuôn khổ đối tác chiến lược, đối tác
toàn diện, đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định cho đất nước, thúc đẩy quan hệ
chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, tạo thuận lợi cho
phát triển đất nước và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Thứ ba,
nâng cao hiệu quả hội nhập, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, theo đó cần
tăng cường công tác phổ biến các cam kết quốc tế ta đã ký kết, đã nội luật hóa
và các quy định trong quá trình triển khai; làm cho mỗi tổ chức, mỗi người dân
hiểu rõ thách thức, cơ hội mà họ có được từ hội nhập quốc tế để tham gia một
cách chủ động và tích cực; biến quá trình hội nhập từ các hoạt động chủ yếu do
các cơ quan nhà nước tiến hành thành quá trình tham gia chủ động và tích cực
của từng địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, người dân.
Thứ tư,
triển khai các định hướng lớn về hội nhập được nêu trong Văn kiện Đại hội, tập
trung thực hiện Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến 2020, tầm nhìn 2030 và
các đề án, kế hoạch triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị; khẩn trương hoàn
thiện, nâng cao năng lực các thể chế hội nhập; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
lực phục vụ hội nhập; phấn đấu đến 2020, mức độ hội nhập trên các lĩnh vực của
nước ta ở mức độ cao trong ASEAN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét