Khủng hoảng kinh tế là sự biến động và làm gián đoạn quá trình tái sản
xuất xã hội, phá hoại các tỷ lệ cân đối của nền kinh tế.
Từ đầu thế kỷ XIX khi đại công nghiệp cơ khí xuất hiện, quá
trình tái sản xuất của CNTB bị lâm vào những cuộc khủng hoảng kinh tế một cách
chu kỳ.
Khủng hoảng kinh tế TBCN là khủng
hoảng sản xuất “thừa”. Biểu hiện của nó là hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được,
công nhân bị thất nghiệp, xí nghiệp phải đóng cửa, thị trường xã hội rối loạn.
“Thừa” hàng không có nghĩa là đã bão hòa với nhu cầu xã hội mà chỉ thừa so với
sức mua của quần chúng lao động.
Khả năng khủng hoảng kinh tế đã tiềm tàng trong sản xuất
hàng hóa giản đơn. Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, khủng hoảng kinh tế trở
thành hiện thực. Nguyên nhân cơ bản sâu xa của khủng hoảng kinh tế dưới chủ
nghĩa tư bản là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa tính chất
và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa về các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Những biểu hiện chính
của mâu thuẫn đó gồm:
1. Mâu thuẫn giữa tính có tổ chức, có kế hoạch trong từng
xí nghiệp với tính chất tự phát vô chính phủ của sản xuất xã hội nhất là trong
giai đoạn tự do cạnh tranh. Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản hiện đại mặc
dù có sự can thiệp, điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư bản thông qua các kế
hoạch và chương trình kinh tế nhưng nền tảng của nền kinh tế của xã hội tư bản
vẫn không thay đổi. Do đó, các tỷ lệ cân đối của nền kinh tế vẫn bị phá vỡ vì
nó phục tùng trước hết lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền. Nhà nước tư
sản hiện đại phải phục tùng ý chí của giai cấp tư sản.
2. Mâu thuẫn giữa xu hướng mở rộng sản
xuất vô hạn của chủ nghĩa tư bản và sức mua có hạn của quần chúng
3. Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Đặc điểm
của sản xuất TBCN là sự tách rời giữa tư liệu sản xuất và người lao động. Tư
liệu sản xuất thì tập trung trong tay giai cấp tư sản còn người công nhân ngoài
sức lao động của mình không còn gì để kiếm sống. Sự tách rời 2 yếu tố đó của
sản xuất biểu hiện rõ rệt trong khủng hoảng kinh tế. Lúc này tư liệu sản xuất
không được sử dụng còn người lao động không có việc làm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét