Bất kỳ khủng hoảng nào cũng chỉ xuất hiện khi bị mất thăng bằng, bị
mất cân đối giữa những phần cấu thành sự thống nhất. Trong phạm trù kinh
tế thì khủng hoảng xuất hiện khi thăng bằng giữa cầu và cung của hàng hóa
hoặc dịch vụ bị mất. Có bao nhiêu lý
thuyết về kinh tế, thì có bấy nhiêu loại khủng hoảng kinh tế. Và gần như
tất cả các lý thuyết đều nói là không thể tránh khỏi khủng hoảng kinh tế
được. Nó là một phần của hệ thống kinh tế và sẽ chỉ biến mất khi chúng
ta xóa bỏ luật lệ kinh tế theo kiểu mẫu thị trường và kế hoạch.
Trường phái tự do chủ nghĩa khẳng định rằng kinh tế có tính chất chu
trình, có thời kỳ phát triển và đổ vỡ, bởi vì nhu cầu tiêu dùng và đầu tư
có dạng sóng. Còn chủ nghĩa Mác khẳng định rằng khủng hoảng tài chính là thuộc
tính cần thiết của chủ nghĩa tư bản, vì mục tiêu chính trong hệ thống của
chủ nghĩa tư bản đã khởi sự là phải thu lợi nhuận. Mô tả dưới dạng sơ đồ thì
nó thể hiện câu chuyện như sau: mức độ sản xuất hàng hóa tăng lên và vượt
nhu cầu tương ứng khả năng thanh toán thực tế, dẫn tới chuyện phải cho vay
tiền để mua hàng hóa với mục tiêu tăng cầu. Nợ nần dần dần tích lũy,
tiền-hàng hóa không cho vay được nữa và sự sản xuất rút ngắn lại vì không
cần thiết. Bắt đầu qúa trình sa thải nhân viên-công nhân với quy mô lớn, tỷ
lệ thất nghiệp tăng lên, mức độ sung túc trong cuộc sống và sinh hoạt sụt
giảm.
Như vậy, Các cuộc khủng hoảng đều diễn ra theo một
trình tự đại thể như nhau, cho dù lĩnh vực và quốc gia hứng chịu đầu tiên, mức
độ mạnh yếu, phạm vi lan tỏa, độ dài thời gian có thể khác nhau. Tóm lại, khủng
hoảng kinh tế lặp đi lặp lại như một quy luật khách quan, vận hành theo một cơ
chế đại thể như nhau với một số khác biệt tùy theo bối cảnh từng nước và từng
thời kỳ. Cái khác căn bản là ngày nay, dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa,
tính tùy thuộc giữa các quốc gia quá chặt chẽ, đứng trước hiểm họa chung các
nước đều phải cụm lại đối phó. Do đó, khủng hoảng đỡ nghiêm trọng hơn và không
đưa tới chiến tranh thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét