Hiến pháp
năm 2013 của nước ta quy định tại Điều 4 về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam đối với đất nước và xã hội là ý nguyện của toàn dân. Lịch sử đấu tranh cách
mạng Việt Nam trong thế kỷ XX đã chứng minh điều đó. Thắng lợi của công cuộc
đổi mới hơn 30 năm qua do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, được nhân dân ghi
nhận, đồng tình. Đến nay, tuy còn không ít khó khăn trong quá trình xây dựng
kinh tế của đất nước, nhưng bước đầu chúng ta đã kiềm chế được lạm phát, bảo
đảm an sinh xã hội, kinh tế tiếp tục phát triển tăng trưởng, đời sống đại bộ
phận nhân dân được cải thiện; chính trị ổn định; quan hệ đối ngoại mở rộng.
Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động và
tích cực hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đó là xu hướng chủ đạo trong quá
trình phát triển của đất nước. Không có Đảng Cộng sản lãnh đạo, sẽ không có
thành tựu vĩ đại đó.
Sự khủng
hoảng triền miên của các đảng phái chính trị phương Tây hay gần đây ở một số
nước khu vực Đông Nam Á đang là một thực tế sinh động bác bỏ luận điểm “phải có
đa đảng thì Việt Nam mới phát triển, vượt qua tụt hậu”. Trong thời đại ngày
nay, đảng nào chỉ đại diện hạn hẹp cho lợi ích của thiểu số giàu có, thì dù có
thích ứng đến đâu cũng khó tồn tại bền vững được. Qua khảo sát ở Thụy Điển cho
thấy, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển nắm quyền từ năm 1932; sau 44 năm đưa Thụy
Điển từ một nước lạc hậu, nghèo nàn trở thành một nước phát triển. Nhưng tại
sao năm 1976, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển thất cử, Đảng khác lên thay; từ đó
đến nay, có lúc giành được quyền, có lúc lại mất quyền lãnh đạo. Một số nhà xã
hội phân tích: Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển muốn điều tiết để bảo đảm công
bằng xã hội, nhưng bằng điều tiết phân phối, chứ không điều tiết sở hữu... Đại
sứ Thụy Điển tại Liên hợp quốc khi Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển thất cử nói:
“Thụy Điển cần Ericson, nhưng Ericson không cần Thụy Điển” (Ericson là tập đoàn
lớn nhất của Thụy Điển). Ở đây, tư hữu là chủ đạo, mấy nhà tư bản kếch sù nắm
quyền chủ đạo. Chính phủ, quốc gia cần họ, chứ họ không cần chính phủ. Chúng ta
không bao giờ quên thực tế này.Về cái gọi là “đa nguyên mới có dân chủ”, chúng
ta chỉ rõ, không có nước nào, kể cả những nước tự cho mình là dân chủ nhất, lại
dung túng cho những hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích quốc gia,
dân tộc. Cần thấy rõ rằng, những người phê phán chế độ một đảng ở nước ta thực
ra là muốn hợp pháp hóa vai trò của các lực lượng chính trị phản động đã bị
nhân dân ta đánh đổ.Nghiên cứu về chế độ một đảng ở Việt Nam, tác giả Dam
Fforde viết: “So với các chế độ cộng sản cùng đang cải cách khác, Việt Nam có
được những lợi thế chính trị quan trọng. Lên nắm quyền qua chiến tranh và cách
mạng chứ không phải do lực lượng bên ngoài áp đặt. Năm 1975, Đảng Cộng sản Việt
Nam đứng đầu một hệ thống chính trị nhất thể với một quyền lực và tính hợp pháp
không bị ai thách thức.
Sau ba thập kỷ chiến tranh, Đảng đã loại mọi đối thủ và khôi phục được
Việt Nam thành một nước độc lập và thống nhất. Ban lãnh đạo của Đảng nằm trong
số ổn định và thật sự nhất trí trong thế giới cộng sản, và đảng viên của Đảng
bao gồm một phần lớn những người tận tụy và yêu nước nhất ở Việt Nam. Hơn nữa
đó là một đảng mà sự tồn vong và thắng lợi cuối cùng đã dựa vào việc huy động
sự ủng hộ của quần chúng... Ở Việt Nam trong tương lai khó có thể hình dung cơ
sở xã hội cho việc xây dựng một đảng có khả năng cạnh tranh với Đảng Cộng sản
Việt Nam... Hơn nữa, Đảng phải tăng cường hệ thống một đảng không chỉ vì lý do
tư tưởng mà còn hầu hết đảng viên đều tin rằng đường lối chính trị cạnh tranh
sẽ làm trầm trọng thêm những chia rẽ giữa các vùng và làm mất ổn định chính
trị”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét