Một trong những vấn đề bức xúc trong
công tác xây dựng đảng hiện nay là tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” diễn ra trong một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và đáng lo ngại nhất là trong đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý. Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng trên phải tiến hành đồng bộ
nhiều giải pháp, với tinh thần quyết liệt, kịp thời.
Đại hội XI của Đảng nhận định: “Trong nội bộ, những biểu hiện xa
rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có những
diễn biến phức tạp”. Đại hội XII chỉ rõ: “... phòng, chống “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” còn bị động, hiệu quả chưa cao”, “trong khi những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” có xu hướng diễn biến phức tạp trong Đảng, trong hệ
thống chính trị và trong xã hội”. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng nêu
trên có thể khái quát: do hạn chế về trình độ hiểu biết, năng lực trí tuệ, năng
lực thực tiễn. Do sự thoái hóa về phẩm chất đạo đức, lối sống của từng đảng
viên, nhất là những đảng viên có chức, có quyền trong hệ thống chính trị. Do
chủ nghĩa cá nhân gây nên mất đoàn kết nội bộ, làm xuất hiện những cá nhân,
những nhóm người mâu thuẫn nhau về địa vị, quyền lợi. Nhiệm vụ ngăn chặn và đẩy
lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức
lối sống trong Đảng là nhiệm vụ trọng tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Đại hội XII đã xác định rõ quan điểm:
“Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”. Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng trên phải tiến hành đồng bộ nhiều giải
pháp, với tinh thần quyết liệt, kịp thời, đem lại kết quả cụ thể. Sau đây là
một số giải pháp cơ bản:
- Thực hiện tốt các nguyên tắc
trong tổ chức và hoạt động của Đảng
Đảng ta được tổ chức và xây dựng theo những nguyên tắc mang tính
khoa học và cách mạng của chính đảng kiểu mới theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác
- Lênin, trong đó có nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình
trong tình hình mới.
- Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ
Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã đề cập việc đổi mới mạnh mẽ công
tác cán bộ, góp phần thiết thực phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, quản lý.
- Đổi mới
công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên
Nghiên cứu, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung
xây dựng Đảng về đạo đức. Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, lý luận; tuyên
truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên.
Đẩy mạnh tuyên truyền về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Chỉ thị
số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị khóa XII “về đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với thực hiện Quy định
về những điều đảng viên không được làm và Quy định số 101-QĐ/TW, ngày
07-06-2012, của Ban Bí thư khóa XI về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng
viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng
viên và thực hiện nghiêm minh công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Đẩy mạnh việc tự tu dưỡng rèn
luyện của cán bộ, đảng viên thiết thực, hiệu quả
Trong cuộc sống thường ngày, mỗi cán bộ, đảng viên phải giải quyết
nhiều mối quan hệ xã hội, trong đó mối quan hệ giữa lợi ích của tập thể - lợi
ích cá nhân là yếu tố cơ bản tác động chi phối đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức
lối sống, nếu mỗi cá nhân thiếu bản lĩnh chính trị, không tự giải quyết hài hòa
mối quan hệ này sẽ dễ dàng bị lôi cuốn vào vòng xoáy của tham vọng quyền lực,
vun vén lợi ích cá nhân, tham nhũng, lãng phí, bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, mua
chuộc làm phai nhạt mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng.
- Quan tâm đến đời sống và lợi ích
chính đáng của cán bộ, đảng viên
Hiện nay, trong điều kiện Đảng cầm quyền, đảng viên là cán bộ,
công chức nhà nước có điều kiện chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho bản
thân và gia đình. Do đó, khi đời sống được bảo đảm, quyền lợi vật chất chính đáng được bảo vệ, chính là điều kiện để mỗi người gắn bó với công việc; yên tâm
thực hiện nhiệm vụ được giao; giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống. Bảo đảm thu
nhập, tiền lương tương xứng với sự đóng góp, phù hợp với công sức, trí tuệ của
mỗi người đã cống hiến; thực hiện “đẩy mạnh cải cách tiền lương, thu nhập,
chính sách nhà ở bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, đảng viên, công chức để góp phần
phòng, chống tham nhũng”; công bằng giữa các khu vực, nhất là khu vực hành
chính sự nghiệp, với khu vực doanh nghiệp nhà nước là nguyện vọng chính đáng
của đảng viên, công chức, viên chức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét