An ninh con người là khái niệm xuất hiện trong những năm
cuối của thế kỷ XX. Ngay từ đầu những năm 1990, các mối đe dọa đến với con người từ nhiều
phía và rất đa dạng..., xung đột gia tăng đi cùng với xu thế toàn cầu
hóa; các chủ thể phi nhà nước gây bất ổn an ninh cho các quốc gia và cộng đồng
quốc tế..., khiến cho vai trò quốc gia, dân tộc, quyền lực, sức mạnh cứng, sức
mạnh mềm, đối tượng, đối tác... đan xen và việc bảo đảm an ninh cũng được xem
xét lại.
Khái
niệm “an ninh con người” lần đầu tiên được nêu trong Báo cáo Phát triển Con người
của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) năm 1994. Qua quá trình
nghiên cứu, đến nay, an ninh con người được khái quát 7 nhân tố cơ bản cấu
thành an ninh con người, cụ thể là:
An ninh kinh tế, được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là bảo đảm mức thu nhập cơ bản
của con người, trong đó việc làm là vấn đề quan trọng.
An ninh lương thực là một trạng thái mà không lúc nào con người bị đói, có nghĩa
là họ có đủ các chất dinh dưỡng cho một cuộc sống hiệu quả, hoạt bát và khỏe mạnh.
An ninh sức khỏe là một trong những nhân tố quan trọng và trực tiếp nhất của
an ninh con người. Với một người bị ốm yếu, nhất là bị các chứng bệnh nan y
luôn có cảm giác thiếu an toàn, khiến nhận thức “sức khỏe là vốn quý nhất của
con người” đã trở nên phổ biến.
An ninh môi trường là các mối đe dọa từ môi trường đối với con người được chia
làm hai loại cơ bản: loại do con người tạo ra và loại do thiên nhiên tạo ra.
An ninh cá nhân là khía cạnh quan trọng nhất của an ninh con người. Công dân
của bất kỳ quốc gia nào, giàu hay nghèo, cuộc sống con người ngày càng bị đe dọa
bởi nạn bạo lực khó lường trước với các hình thức rất dã man và phức tạp
An ninh cộng đồng là sự an toàn cho con người ngay từ trong một nhóm người, một
gia đình, một cộng đồng dân cư, một tổ chức hay một nhóm sắc tộc, tôn giáo...
và rộng hơn là an ninh của mỗi người được bảo đảm khi người đó sống ở trong một
quốc gia nhất định
An ninh chính trị là việc “xã hội tôn trọng các quyền cơ bản của con người”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét