Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ ĐẶC TRƯNG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Một đóng góp nổi bật của V.I.Lênin là làm rõ những đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Một là, quá độ về kinh tế, là sự tồn tại đan xen của các thành phần kinh tế và cùng phát triển trong suốt thời kỳ quá độ. V.I.Lênin xác định ở nước Nga khi đó (1918) có 5 thành phần kinh tế: kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên; sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì); chủ nghĩa tư bản tư nhân; chủ nghĩa tư bản nhà nước; chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin cho rằng, “Có lẽ, không một người nào khi nghiên cứu vấn đề kinh tế của nước Nga lại phủ nhận tính chất quá độ của nền kinh tế ấy. Có lẽ cũng không người cộng sản nào lại phủ nhận điểm sau đây: danh từ nước Cộng hòa Xôviết xã hội chủ nghĩa có nghĩa là Chính quyền Xô viết quyết tâm thực hiện bước chuyển lên chủ nghĩa xã hội, chứ hoàn toàn không có nghĩa là đã thừa nhận chế độ kinh tế mới là chế độ xã hội chủ nghĩa.
Vậy thì danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có”.
Hai là, quá độ về chính trị, đó là xây dựng và hoàn thiện nhà nước của dân, do dân, vì dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. V.I.Lênin nhấn mạnh: “Hiện nay chính quyền đã giành được, đang được giữ vững và củng cố trong tay một đảng, đảng của giai cấp vô sản, thậm chí không còn có những người bạn đường không chắc chắn nữa. Hiện nay, khi không có và thậm chí không thể nói đến chuyện chia sẻ chính quyền”. Sau khi phải quản lý đất nước, Nhà nước Xô viết tập trung thực hiện những nhiệm vụ kinh tế của công cuộc xây dựng CNXH; xây dựng và phát triển nền kinh tế XHCN.
Ba là, cần thiết phải sử dụng chuyên gia tư sản để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để ể bảo đảm thắng lợi của CNXH, nhất thiết trong thời kỳ quá độ phải biết áp dụng những thành tựu kỹ thuật dựa trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại và học tập cách quản lý của chủ nghĩa tư bản để tạo ra năng suất lao động cao. Đó là một đặc trưng quan trọng của thời kỳ quá độ.
“Chỉ có những người nào hiểu rằng không học tập những kẻ tổ chức ra tơ-rớt thì không thể tạo ra hoặc thực hiện chủ nghĩa xã hội, chỉ những người đó mới đáng gọi là người cộng sản. Bởi vì chủ nghĩa xã hội đâu phải là điều bịa ra, mà nó là kết quả của việc đội tiền phong của giai cấp vô sản, sau khi cướp được chính quyền, nắm lấy và vận dụng những cái mà các tơ-rớt đã tạo ra. Đảng vô sản chúng ta sẽ không lấy được ở đâu ra cái năng lực tổ chức nền sản xuất cực kỳ lớn theo kiểu tơ-rớt và như tơ-rớt, nếu không lấy năng lực đó ở các chuyên gia hạng nhất của chủ nghĩa tư bản”. Rõ ràng trong thời kỳ quá độ, cần thiết phải kế thừa, tiếp thu những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm tổ chức quản lý được tạo ra trong thời kỳ CNTB phát triển.
Bốn là, thời kỳ quá độ rất dài và phải trải qua những chặng đường, bước đi cụ thể. Một đặc trưng quan trọng khác của thời kỳ quá độ mà V.I.Lênin xác định là độ dài về thời gian, nghĩa là Trong tác phẩm Bàn về thuế lương thực viết năm 1921, V.I.Lênin cho rằng thời hạn của thời kỳ quá độ là dài hơn so với những giả định đề ra năm 1918. Năm 1920, V.I.Lênin đã nhấn mạnh: “Trong trường hợp tốt nhất thì bước quá độ cũng chiếm mất nhiều năm. Suốt cả thời kỳ đó, trong chính sách của chúng ta, lại chia ra thành nhiều bước quá độ nhỏ hơn nữa. Và tất cả cái khó khăn của nhiệm vụ chúng ta phải làm, tất cả cái khó khăn của chính sách và tất cả sự khéo léo của chính sách là ở chỗ biết tính đến những nhiệm vụ đặc thù của từng bước quá độ đó”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét