Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

"CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI" - TƯ DUY MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Giá trị của chính sách kinh tế mới” của V.I. Lênin (NEP) là những biện pháp mới để xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ. Những đóng góp chính của NEP cụ thể là:
Một là, những bất hợp lý của “Chính sách cộng sản thời chiến” bị bãi bỏ, chế độ “trưng thu lương thực thừa” được thay bằng thuế lương thực với tư cách là “liệu pháp cấp tốc, cương quyết nhất, cấp thiết nhất” để phát triển sản xuất.
Hai là, phát triển “chủ nghĩa tư bản nhà nước” - mắt xích “trung gian quan trọng để xây dựng CNXH”. V.I. Lê-nin đặt câu hỏi, đồng thời khẳng định rằng: “Liệu có thể kết hợp, liên hợp, phối hợp Nhà nước Xô-viết, nền chuyên chính vô sản, với chủ nghĩa tư bản nhà nước được không? Tất nhiên là được.”
Ba là, phải học tập và sử dụng những giá trị văn minh nhân loại được tạo ra từ CNTB; kiên quyết phản đối việc “đem chủ nghĩa tư bản đối lập một cách trừu tượng với chủ nghĩa xã hội”. Theo V.I. Lênin, ở một nước kinh tế lạc hậu thì giải pháp hiện thực để có được kinh nghiệm, tri thức quản lý hiện đại là học hỏi bằng việc thuê và trả lương cao cho chuyên gia tư sản.
Bốn là, chuyển trọng tâm của cách mạng sang tổ chức và phát triển văn hóa. V.I. Lênin viết: “Chúng ta buộc phải thừa nhận là toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi về căn bản. Sự thay đổi căn bản đó là ở chỗ: trước đây… đặt trọng tâm công tác của chúng ta vào đấu tranh chính trị, vào cách mạng, vào việc giành lấy chính quyền... Ngày nay, trọng tâm ấy đã chuyển sang công tác hòa bình tổ chức “văn hóa”.
Năm là, củng cố chính quyền Xôviết, tăng cường vai trò của quản lý, kết hợp chặt chẽ các biện pháp hành chính, tổ chức với biện pháp kinh tế để xây dựng CNXH.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét