Ở Trung Quốc,
trước những yêu cầu của quá trình cải cách, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có những
thay đổi quan trọng trong việc xác định mục tiêu, phương thức cầm quyền, phân định
rõ chức năng, nhiệm vụ giữa Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý. Về mục tiêu cầm
quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định: “cầm quyền vì dân” [Đảng Cộng sản
Trung Quốc (2013), Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr.33] và phải “dựa vào dân mà cầm quyền”; Về phương thức cầm quyền,
Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định rõ, phải “cầm quyền khoa học, cầm quyền dân
chủ, cầm quyền theo 70 pháp luật” [Đảng Cộng sản Trung Quốc (2013), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.34].
Cầm quyền khoa
học là trên cơ sở nắm bắt quy luật khách quan, dùng tư tưởng khoa học, chế độ
khoa học, phương pháp khoa học để lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
đặc sắc Trung Quốc; Cầm quyền dân chủ là kiên trì cầm quyền vì dân, cầm quyền dựa
vào dân, ủng hộ và đảm bảo cho nhân dân làm chủ; cần phát huy chức năng chỉnh đốn
xã hội, tôn trọng lợi ích của đa số nhân dân, dùng phương thức dân chủ để điều
hòa lợi ích các bên trong xã hội tạo dựng cục diện xã hội phát triển đồng đều…;
Đảng cầm quyền theo pháp luật là thay đổi phương thức từ “chủ yếu dựa vào chính
sách và dùng biện pháp hành chính, mệnh lệnh hành chính để lãnh đạo, quản lý
công việc đất nước như trước kia, chuyển sang chủ yếu dựa vào biện pháp pháp luật,
dựa vào trình tự pháp luật để quản lý công việc của đất nước. Đảng Cộng sản
Trung Quốc cũng phân định rõ hơn giữa đảng lãnh đạo và nhà nước quản lý, xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kiện toàn chế độ tổ chức cơ quan quyền lực
nhà nước, thúc đẩy toàn diện quản lý nhà nước bằng pháp luật…
Đảng Cộng sản
Việt Nam trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới đã từng bước làm rõ hơn lý
luận về đảng cầm quyền, về mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính
trị - xã hội khác. Về phương thức lãnh đạo, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển 2011), Đảng ta
chỉ rõ: Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách
và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức,
kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất
lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ… Đảng lãnh đạo thông qua tổ
chức Đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng
cường trách nhiệm của cá nhân, nhất là người đứng đầu [Đảng Cộng sản Việt Nam
(2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tr.88-89].
Mối quan hệ giữa
Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý cũng từng bước được Đảng ta làm rõ: Đảng lãnh
đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy; Đảng gắn bó mật
thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào
nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật. Mặt khác, cần khắc phục tình trạng Đảng bao biện,
làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước; Đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; Đổi mới
phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ trung ương đến
cơ sở; Đổi mới cách ra nghị quyết, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện,
kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Đảng; Đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính trong Đảng, khắc phục tình trạng rườm rà, bất hợp lý về
thủ tục…
Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã từng bước có sự thay đổi
quan trọng trong nhận thức về mục tiêu và phương thức cầm quyền của Đảng. Về mục
tiêu cầm quyền, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào xác định: Đảng “cầm quyền vì nhân
dân, vì thịnh vượng của đất nước” [Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Bản dịch của Ban Đối ngoại Trung ương, tr.6]. Về phương thức cầm quyền:
“tăng cường phương thức lãnh đạo sâu sát với thực tiễn, có tính khoa học, có
tính dân chủ” [Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Bản dịch của Ban
Đối ngoại Trung ương, tr.7]. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng nhận thức rõ cần
tách biệt giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với chức năng quản lý của Nhà nước, tập
trung nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, không ngừng hoàn thiện nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, thay đổi phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước
và các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Ở Cuba, trong những năm gần đây, đặc biệt là từ Đại hội VI của Đảng, Đảng
Cộng sản Cuba đã có những thay đổi quan trọng trong nhận thức về phương thức cầm
quyền với yêu cầu khách quan, khoa học. Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng
Cộng sản Cuba (khóa VI) chỉ rõ: Điều quan trọng nhất trong đời sống chính trị của
Đảng hiện nay là phải thay đổi tư duy, kiên quyết loại bỏ chủ nghĩa giáo điều
và các quan điểm lỗi thời. Về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, Đảng Cộng sản
Cuba chỉ rõ: Đảng chỉ nên tập trung vào những nhiệm vụ chính trị của mình, theo
nguyên tắc là Đảng lãnh đạo và kiểm tra, chứ không phải là quản lý; cần chú trọng
nhiều hơn vào công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với các đối tượng xã hội
khác nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét