Hiện nay có hai luồng ý kiến về tác động của khủng
hoảng kinh tế thế giới đến kinh tế nước ta. Một luồng cho rằng, tác động đó sẽ
có độ trễ và không lớn do nước ta hội nhập chưa sâu; luồng ý kiến thứ hai cho
rằng, tác động đó rất nhanh và khá sâu. Có lẽ, cách đề cập thứ hai chuẩn xác
hơn, và thực tế vừa qua đã chứng minh như vậy. Thực tế là, ngày nay không có
bất kỳ nền kinh tế nào có thể tách biệt hoàn toàn với kinh tế thế giới, vả lại
nước ta lại tùy thuộc quá nhiều vào kinh tế thế giới cả ở đầu vào (vốn, máy
móc, thiết bị, nguyên – nhiên – vật liệu nhập khẩu) lẫn đầu ra (xuất khẩu); nay
lại hội nhập đầy đủ với kinh tế thế giới. Điều này khác hẳn thời kỳ nổ ra cuộc
khủng hoảng khu vực cuối những năm 90 thế kỷ trước.
Một số người cho rằng, những khó khăn của nền kinh
tế nước ta đều do quá trình hội nhập kinh tế thế giới gây ra. Đúng như ta đã
lường trước, một khi hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới thì tất yếu ta
sẽ chịu tác động của nó, cả về chiều thuận lẫn chiều nghịch. Lạm phát cao một
phần do điều này, kinh tế suy giảm một phần cũng do tác động của khủng hoảng
toàn cầu. Nói như vậy không có nghĩa là mọi chuyện đều do hội nhập, mà một phần
không nhỏ còn do sự yếu kém vốn có của nền kinh tế, cùng những bất cập trong
điều hành nền kinh tế thị trường lại hội nhập đầy đủ với kinh tế thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét