Chiến thắng lịch sử Điện
Biên Phủ trước hết thuộc về dân tộc Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo,
nhưng không thể không nói đến sự giúp đỡ to lớn của bè bạn khắp năm châu mà trước
hết là Trung Quốc, Liên Xô, Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp, nhân loại tiến bộ
trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh viết, chiến
thắng Điện Biên Phủ không chỉ “là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng
là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới”
Phá thế bao vây, tìm
kiếm sự ủng hộ của bạn bè quốc tế
Hoạt động đối ngoại mở ra
bước ngoặt trong quá trình tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc
kháng chiến chống Pháp là chuyến thăm Trung Quốc và liên Xô của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Từ ngày 2-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc. Tại Bắc
Kinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố: "Chính phủ nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền
bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng
nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới".
Ngày 15-1-1950, Chính phủ
Việt Nam công nhận nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Ngày 18-1-1950, Chính phủ
Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa - nước đầu tiên - công nhận Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà. Ngày 30-1-1950, Chính phủ Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Xôviết và các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà.
Ngày 3-2-1950, Chủ tịch Hồ
Chí Minh rời Bắc Kinh lên đường sang thăm Liên Xô. Chuyến thăm này đã đem lại sự
giúp đỡ vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Từ đó, Việt Nam đã có một
"hậu phương" to lớn, liền kề giúp đỡ về tinh thần và vật chất của bè
bạn năm châu, nhất là của Chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa.
Sự hiểu biết của nhân dân
Pháp đối với Việt Nam còn nhiều hạn chế do thông tin không đầy đủ lại bị chính
phủ cầm quyền bóp méo. Phải đến năm 1950, Đảng Cộng sản Pháp và Liên đoàn
Thanh niên Cộng sản, Tổng Công hội, Phong trào Hoà Bình, Liên hiệp phụ nữ Pháp...
mới chống lại cuộc chiến tranh Đông Dương một cách tích cực và liên tục. Sự
chuyển biến này là kết quả chuyến thăm bí mật của Lêô Phighe, đảng viên Đảng Cộng
sản Pháp tới Việt Bắc. L.Phighe đã đến thăm các đơn vị chiến đấu, đến tận nơi
quan sát những trận càn quét, ném bom của quân đội Pháp, gặp gỡ trò chuyện với
nhân dân, sống chung một số ngày với Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó thấy rõ hơn tính
chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam. Về Pháp, Lêô
Phighe viết một cuốn sách về Việt Nam, đánh thức sự hiểu biết và lương tâm của
nhân dân Pháp.
Những nỗ lực ngoại
giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dẫn đến sự giúp đỡ ngày càng tăng,
ngày càng hiệu quả về nhiều mặt, chính trị, ngoại giao, tinh thần, vật chất, vũ
khí của thế giới dành cho Việt Nam.
Sự giúp đỡ quốc tế với cuộc
kháng chiến chống Pháp và chiến dịch Điện Biên Phủ
Sự ủng hộ, giúp đỡ quốc
tế diễn ra dưới nhiều hình thức (bãi công, biểu tình, hội thảo, ngăn cản các
chuyến tàu chở vũ khí sang Việt Nam, quyên góp, viết báo, sách ca ngợi cuộc kháng
chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam...).
Do bị ràng buộc bởi Hiệp
ước Xô-Pháp ký ngày 22/12/1944 tại Mátxcơva, trong đó có điều khoản quy định
hai bên ký kết không được can thiệp vào công việc chính trị, quân sự, ngoại
giao của mỗi bên, nên Liên Xô khó có thể công khai giúp đỡ Việt Nam. Tuy vậy Liên
xô vẫn giúp đỡ Việt Nam về tinh thần và vật chất.
Thực hiện chủ trương “Làm
bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của một số nước. Ở Thái
Lan, chúng ta được đặt một tổ điện tài để khai thác thông tin các mặt và phát về
Việt Bắc. Nhờ tổ điện tài này Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Chính phủ kịp thời
nắm bắt diễn biến tình hình quốc tế. Thái Lan còn cho “mượn đất”, “cấp vũ khí đủ
trang bị cho một số đơn vị nhỏ” đưa về Việt Nam tham gia kháng chiến.
Sự giúp đỡ nhiều mặt của
nhân dân châu Phi (tiêu biểu là Angiêri và Marốc), châu Á (Lào, Campuchia, Inđônêxia)
đóng góp đáng kể cho kháng chiến (phản chiến, chia lửa...). Đáng kể nhất là sự
giúp đỡ của Đảng Cộng sản, nhân dân Pháp và Chính phủ, nhân dân Trung Quốc.
Nhân dân Pháp kịch liệt lên
án “cuộc chiến tranh bẩn thỉu, phi chính nghĩa, phản động, chống lại tự do của
nhân dân Việt Nam”. Đảng Cộng sản Pháp tuyên truyền mạnh mẽ về những chi phí
phi lý trong chiến tranh Đông Dương. Một cuộc chiến tranh mà ngay cả Nava cũng
phải thốt lên rằng: “Đó là một cuộc chiến tranh mà quốc gia Pháp, chưa hề hiểu được
lợi ích dân tộc, là một cuộc chiến tranh mà đất nước đã mệt mỏi và người ta (Pháp)
đã để lại cho đất nước nghĩ rằng, cuộc chiến tranh đó không còn một ý nghĩa nào
nữa”. Oán ghét chiến tranh là tâm lý phổ biến của nhân dân Pháp. Đấu tranh đòi
thả anh thủy thủ H.Mactin lan rộng. Đến tháng 8-1953, 82% người Pháp đồng tình
chấm dứt cuộc chiến tranh “bẩn thỉu” của Pháp ở Đông Dương.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Pháp, phong trào phản chiến ngày càng sôi động. Đáng chú ý là hành động
dũng cảm của nữ công nhân Raymông Điêng (Raymond Diene) nằm chắn ngang đoàn tàu
chở vũ khí xuống tàu sang Việt Nam. Trên các diễn đàn quốc tế của học sinh,
sinh viên, thanh niên, phụ nữ... các đại biểu Pháp chủ động gặp đại biểu Việt
Nam gửi tiền bạc, quà tặng, thư từ... về Việt Nam. Các bà mẹ có con chết ở Việt
Nam đeo băng tang kéo đến Bộ Quốc phòng đòi "trả con cho chúng tôi".
Nhiều linh mục viết kiến nghị đòi chấm dứt chiến tranh.
Chính phủ Pháp đàn áp dã
man phong trào phản chiến, truy tố những người rải truyền đơn chống chiến
tranh, bắt và xử tù chị Raymông Điêng, anh H.Mactin, bà E.Côtton, anh
L.Figuères, bắt các lãnh tụ Đảng Cộng sản và Tổng Công đoàn J.Duclos, E.Fajon,
F.Billoux... cấm một số tờ báo tiến bộ... nhưng phong trào phản chiến của nhân
dân Pháp vẫn phát triển sôi động.
Đây là sức ép quan trọng để
sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chính phủ Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ
chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương theo lời hứa Tổng thống lúc đó.
Đặc biệt, sự giúp đỡ của
Chính phủ và nhân dân Trung Quốc với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
là hết sức to lớn. Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà nhân
dân Trung Hoa ra đời (1-10-1949), mặc dù nước Trung Hoa mới còn gặp nhiều khó
khăn thiếu thốn nhưng Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã dành cho cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam sự viện trợ quý báu về vật chất: vũ khí, đạn
dược, quân nhu, lương thực, tài chính... cử đoàn cố vấn sang Việt Nam, nhận đào
tạo cán bộ Việt Nam tại Trung Quốc...
Theo thoả thuận giữa Chính
phủ ba nước Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô, Trung Quốc sẽ nhận của Liên Xô trang
bị cho một trung đoàn pháo cao xạ 37 ly, 30 xe vận tải Môlôtôva và một số thuốc
quân dụng để chuyển về Việt Nam.
Tháng 4 năm 1950, hai
trung đoàn của Đại đoàn 308 được lệnh sang Vân Nam nhận vũ khí. Sau đó một
trung đoàn đại đoàn 312 cũng được lệnh sang Quảng Tây nhận vũ khí. Phía Trung
Quốc cũng đã chuyển giúp vũ khí sang Cao Bằng để trang bị cho hai trung đoàn đang
đối phó với địch.
Đến năm 1950, Việt Nam đã
nhận viện trợ của Trung Quốc 1.020 tấn vũ khí đạn dược, 180 tấn quân trang quân
dụng, 2.634 tấn hàng quân giới, 30 ô tô, 120 tấn xăng dầu và phụ tùng ô tô.
Trong Đông Xuân 1953 -
1954, Trung Quốc tiếp tục giúp Việt Nam lương thực, xe đạp thồ, ô tô vận tải, đạn
pháo... (3.600 viên đạn 105 ly kèm theo 24 khẩu pháo) và bạn đã dốc 7.400 viên đạn
giúp ta (nhưng số này đến khi ta đã kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ). Đặc biệt,
Trung Quốc đã chuyển cho Việt Nam 12 dàn hỏa tiễn 6 nòng (H.6) càng làm cho quân
Pháp hoang mang trong những ngày cuối cùng của chiến dịch... Trung Quốc đã
viện trợ cho Việt Nam 1.700 tấn gạo, chiếm 6,8% tổng số gạo dùng trong chiến dịch
Điện Biên Phủ....Trung Quốc còn giúp đỡ Việt Nam về chính trị, ngoại giao, về
tham mưu và huấn luyện quân sự...
Sự giúp đỡ của quốc tế là
to lớn nhưng Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng tác chiến và nhân dân Việt
Nam lo việc hậu cần như đóng góp gạo nước đúng như Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đã nói
“sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là sự giúp đỡ chung”. Quyết tâm chến đấu, chiến
thắng của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược mới là yếu tố quyết
định đưa tới chiến thắng. Trong sách Trận Điện Biên Phủ, Giuyn Roa cũng đã
nhận định rằng: “Tướng Nava ở Điện Biên Phủ bị đánh bại không phải do viện trợ
Trung Quốc mà do trí thông minh và quyết tâm chiến thắng của người Việt Nam...
Chính những chiếc xe đạp Pơgiô thồ 200-300kg đã đánh bại ông ta".
Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 không những là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn cổ vũ phong trào chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc trên thế giới
Trả lờiXóaSự giúp đỡ bên ngoài chỉ là sự giúp đỡ chung; quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược mới là yếu tố quyết định đưa tới chiến thắng
Trả lờiXóa