Càng gần đến
ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp,
nhiệm kỳ 2021-2026, thì sự chống phá của các thế lực thù địch lại càng trở lên
quyết liệt hơn với những thủ đoạn vô cùng nguy hiểm, độc ác.
Mới đây trên mạng
xã hội, Nguyễn Thông đã tải bài viết: “Thành ngữ mới: Cách mạng là ngày hội của
quần chúng nhân dân”, với nhiều luận điệu sai lệch, xuyên tạc hòng gây sự hiểu
lầm, hoài nghi trong nhân dân về bản chất và phương thức tiến hành bầu cử đại
biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta sẽ diễn ra vào ngày 23
tháng 5 năm 2021. Nhân đây, cần khẳng định đôi điều để Nguyễn Thông hiểu về bầu
cử ở Việt Nam.
Thứ nhất, bầu cử
là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam
Ở Việt Nam, quyền
bầu cử là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định
trong Hiến pháp - đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật
của Nhà nước ta. Điều 27 của Hiến pháp và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố,
công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu
cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp”.
Như vậy, quyền
bầu cử là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và
pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc
lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công
dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp
bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình,
thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước
để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, việc tham gia bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp không chỉ là quyền lợi mà còn là
nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân nhằm mục đích lựa chọn cho mình những
người đại diện và trao quyền cho họ thay mặt mình quyết định các vấn
đề trọng đại của đất nước, dân tộc.
Thứ hai, bầu cử
đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là hình thức dân chủ trực tiếp,
là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong
việc xây dựng Nhà nước, xây dựng chính quyền ở địa phương.
Cuộc bầu cử Đại
biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -
2026 sẽ được tổ chức trên phạm vi cả nước vào ngày 23/5/2021, trong bối cảnh nước
ta tiếp tục triển khai mạnh mẽ công cuộc đổi mới, xây dựng, hoàn thiện tổ chức
bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo quy định của Hiến pháp năm
2013 và các luật có liên quan. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước,
diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gắn
liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành; là
nơi để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, lựa chọn bầu ra những
người tiêu biểu, đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của nhân dân trong cơ quan quyền lực Nhà nước từ Trung ương đến địa
phương. Qua đó đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Thực tiễn cho
thấy, ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp luôn
là ngày hội của toàn dân, toàn Đảng và toàn quân ta. Để chuẩn bị cho ngày hội lớn
diễn ra vào tháng 5 tới, ngay từ giữa năm trước (ngày 20-6-2020), Bộ Chính trị
đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa
XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; yêu cầu cả hệ thống
chính trị tập trung chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc
bầu cử, bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành một cách thật sự dân chủ, bình đẳng,
đúng pháp luật, an toàn và tiết kiệm. Tiếp đó, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
ngành, các cấp và các địa phương đã khẩn trương ban hành các chỉ thị, nghị quyết,
quyết định, kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức triển khai công tác bầu cử theo đúng
yêu cầu quy định và tiến độ đã đề ra.
Nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Nhân dân tổ chức ra nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước.
Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của mình để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà
nước; góp phần thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý
xã hội. Đông đảo cử tri cả nước đã hiểu rõ điều này. Vì vậy, những luận điệu mà
Nguyễn Thông đưa ra là hoàn toàn sai trái với mục đích xấu song không thể phá
được ngày hội của toàn dân, trái lại nó càng cho thấy rõ bộ mặt phản động của
y.
Hiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.
Trả lờiXóaĐể ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá đất nước thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.
Trả lờiXóa