Thứ Ba, 4 tháng 5, 2021

PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI: CẦN XÂY DỰNG LUẬT VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN Ở VIỆT NAM

Vừa qua, trên trang Thongluan-rdp.org có bài viết nêu luận điệu: “Cần có luật về đảng để không còn vịn cớ thế lực thù địch”. Thực chất đây là luận điệu phản động, phủ nhận đánh đồng quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và quyền bầu cử, chế độ bầu cử của nhân dân trong thể chế chính trị nhất nguyên – một đảng cầm quyền. Chúng ta cần phê phán, bác bỏ quan điểm sai trái đó dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn sau đây: Đảng cầm quyền là khái niệm dùng để chỉ một đảng chính trị đại diện cho giai cấp đang nắm quyền lãnh đạo chính quyền để tổ chức và quản lý đất nước thực hiện lợi ích của giai cấp thống trị. Ở các nước tư bản chủ nghĩa thực hiện chế độ đa đảng, có từ hai đảng đồng thời hoạt động trở lên, bầu cử là cuộc đấu tranh giành giật quyền lực gay gắt giữa các đảng chính trị. Sau cuộc tổng tuyển cử, đảng cầm quyền – là đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện và ứng cử viên của mình thắng cử trong cuộc bầu cử – có quyền đứng ra lập chính phủ. Mọi hoạt động của chính phủ phải thể hiện ý chí của đảng cầm quyền thông qua ý chí của người lãnh đạo. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản cầm quyền thực hiện chế độ thống nhất về quyền lực chính trị, giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, có sự thống nhất giữa cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Ở Việt Nam thực hiện chế độ nhất nguyên, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, được nhân dân tin yêu không phải tranh giành quyền lực với đảng phái đối lập nên không cần thông qua việc bỏ phiếu của người dân. Trong Điều 41 của Điều lệ Đảng đã khẳng định: Một là, Đảng lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể chính trị – xã hội bằng Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện; Hai là, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ; Ba là, Đảng giới thiệu cán bộ đủ tiêu chuẩn để ứng cử hoặc bổ nhiệm vào cơ quan nhà nước và đoàn thể chính trị – xã hội… Đảng, Nhà nước ta hoạt động theo pháp luật, tôn trọng quyền dân chủ, quyền tham gia ứng cử và bầu cử của nhân dân. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ở Việt Nam đã quy định 4 nguyên tắc bầu cử: nguyên tắc phổ thông, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc trực tiếp và nguyên tắc bỏ phiếu kín.

Về thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay với các tên gọi khác nhau nhưng luôn luôn thực hiện lợi ích nhất quán là vì nước, vì dân, nên đã được nhân dân tin yêu, hết lòng ủng hộ, giúp đỡ. Khi chưa giành được chính quyền, nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Đảng là lãnh đạo nhân dân đấu tranh lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành chính quyền cách mạng về tay nhân dân. Khi thắng lợi, giành được chính quyền, trở thành đảng cầm quyền, Đảng ta hết sức quan tâm chăm lo đến lợi ích, làm cho người dân được thụ hưởng thành quả cách mạng. Đảng lãnh đạo, xây dựng, kiểm soát quyền lực nhà nước và hệ thống chính trị thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đem lại lợi ích cho nhân dân. Đảng cầm quyền thể hiện ở nội dung lãnh đạo thông qua cương lĩnh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, lãnh đạo và kiểm soát quyền lực của Nhà nước… Những nội dung cầm quyền thể hiện rõ uy thế về quyền lực chính trị của một đảng duy nhất lãnh đạo, được nhân dân tin yêu, thừa nhận và xác định trong Hiến pháp. Đảng không đứng trên pháp luật, ở ngoài pháp luật, không làm trái với quyền lực, lợi ích của nhân dân. Đảng không phải là cơ quan công quyền, không làm thay quyền lực của Nhà nước. Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, để tiếp tục hoàn thiện nhân sự trong cơ quan quyền lực của Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội thì công tác chuẩn bị tiến hành bầu cử Quốc hội khóa XV, Hội đồng nhân dân các cấp được triển khai theo đúng quy định, quy chế.

Vậy mà, các phần tử cơ hội về chính trị lại hùa theo những kẻ phản động, bất mãn, lại hằn học, phê phán chế độ một đảng cầm quyền, để kích động chế độ đa đảng; xây dựng một nhà nước “không cộng sản”, “dân chủ vô hạn độ” ở Việt Nam. Đây là những luận điểm sai trái, không thể chấp nhận và cần vạch trần. Sự tồn tại một đảng hay nhiều đảng chưa phải là nhân tố để khẳng định quốc gia – dân tộc đó dân chủ hay không dân chủ. Vấn đề là ở chỗ, quốc gia – dân tộc đó đã bảo đảm thực thi dân chủ như thế nào, thực hiện quyền lực của nhân dân ra sao trong quá trình lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mục đích của chúng là xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ, về công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và với Nhân dân. Vì thế, mỗi người dân Việt Nam hãy cảnh giác, không bị mắc mưu của những luận điểm xuyên tạc và phản động trên không gian mạng. Chúng luôn tỏ vẻ là “người yêu nước”, “vì dân” nhưng thực chất là tay sai cho kẻ thù, phản quốc, hại dân và bài xích vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam./.

2 nhận xét:

  1. Trong giai đoạn hiện nay, mỗi cán bộ, Đảng viên phải có nhiệm vụ đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị; để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

    Trả lờiXóa
  2. Hiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng

    Trả lờiXóa