Các thế lực thù địch,
phản động, các đối tượng cơ hội chính trị nhắc đi nhắc lại nhiều lần xuyên tạc
việc bầu cử ở nước ta chỉ là hình thức, không minh bạch, không dân chủ. Thế
nhưng, họ đã cố tình quên rằng tính dân chủ trong bầu cử đã được nước ta quan
tâm từ cách đây 3/4 thế kỷ. Đó là cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 bầu Quốc hội
khóa đầu tiên. Dù diễn ra trong bối cảnh hết sức khó khăn khi ở miền Nam, thực
dân Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược, miền Bắc bộn bề tàn tích chiến tranh và
những âm mưu chống phá của kẻ thù nhưng cuộc Tổng Tuyển cử vẫn diễn ra thành
công với gần 90% cử tri cả nước đi bầu.
Khi ấy, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nhấn mạnh: "Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo
việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu
cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái,
hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển
cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết". Thấm nhuần tư tưởng
có tính nguyên tắc của Bác Hồ, kể từ Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên đến nay, Đảng,
Nhà nước ta luôn coi trọng phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân trong bầu
cử.
Từ cuộc Tổng tuyển cử đầu
tiên bầu Quốc hội Khóa I đến nay, nước ta đã tổ chức thành công 14 cuộc bầu cử
Đại biểu Quốc hội và hàng chục cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp.
Không chỉ hoàn thiện quy định của pháp luật về bầu cử qua từng thời kỳ, Quốc
hội cũng luôn quan tâm đến chất lượng đại biểu, tỷ lệ đại diện, đặc biệt là cơ
cấu, thành phần. Bởi bảo đảm được một cơ cấu hợp lý cũng chính là bảo đảm chất
lượng hoạt động của Quốc hội - cơ quan đại diện cho toàn thể nhân dân. Với một
cơ cấu đại biểu hợp lý, thì các tầng lớp nhân dân khác nhau đều được đại diện
và có được tiếng nói ở Quốc hội. Đây là điều kiện tiên quyết để Quốc hội thấu
hiểu và phản ánh được tâm tư, nguyện vọng và lợi ích của đông đảo các tầng lớp
nhân dân. Đó là cũng là những minh chứng sinh động, thuyết phục để thêm khẳng
định rằng, những luận điệu mà các thế lực thù địch, phản động vẫn rêu rao là
hoàn toàn phi lý, xuyên tạc. Không chỉ thành phần đa dạng, mà chất lượng của
đại biểu của Quốc hội khóa tới cũng được nâng lên. Trong dự kiến cơ cấu Quốc
hội khóa này, tỷ lệ đại biểu chuyên trách sẽ tăng tới 40%. Chuyên nghiệp hơn,
chất lượng hơn, Quốc hội khóa tới sẽ ngày càng đại diện hiệu quả hơn cho quyền
và lợi ích của nhân dân.
Hơn 75 năm đồng hành cùng
với đất nước, với dân tộc, số lượng và cơ cấu đại biểu Quốc hội đều có những
thay đổi gắn với trọng trách nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử.
Nhưng xuyên suốt, cơ cấu đại biểu của Quốc hội không ngừng được đổi mới, không
chỉ là đại diện cao nhất cho quyền và lợi ích của mọi giai tầng trong xã hội,
mà còn lăng kính phản chiếu sự phát triển đổi thay của đất nước qua từng thời
kỳ. Quốc hội trong 14 nhiệm kỳ vừa qua đã làm tròn trách nhiệm với dân, bảo đảm
quyền lợi của nhân dân, xây dựng luật pháp chính sách và ngày càng làm tốt hơn
việc giám sát của nhân dân.
Từ nay đến ngày chính
thức diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2021-2026, cơ quan chức năng nhận định, các thế lực thù địch sẽ tiếp
tục tuyên truyền xuyên tạc và gia tăng các hoạt động chống phá. Vì vậy, cần kịp
thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để xuyên
tạc, vi phạm pháp luật, phá hoại cuộc bầu cử. Nhưng một điều rất quan trọng nữa
là chúng ta phải cảnh giác, tỉnh táo nhận diện, chủ động đấu tranh với những âm
mưu, thủ đoạn thâm độc. Đừng để bị kẻ xấu lôi kéo mà từ bỏ quyền bầu cử thiêng
liêng. Hãy trực tiếp đi bỏ phiếu bầu người đại diện cho mình vào ngày 23/5 tới
đây. Đó cũng là nghĩa vụ, là trách nhiệm của công dân đối với đất nước./.
Mỗi cử tri cần hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của bản thân cũng như ý nghĩa của mỗi lá phiếu để tích cực tham gia bầu cử
Trả lờiXóaĐể ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá đất nước thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.
Trả lờiXóa