Nhà nước pháp
quyền là một trong những giá trị xã hội quý báu được tích lũy và phát triển
trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền phát triển
không ngừng, là thành quả của nhân loại, nó hình thành và phát triển cùng với
sự tiến bộ xã hội và cho đến nay đã được thế giới thừa nhận về mặt lý luận như
một học thuyết về nhà nước pháp quyền. Hiện nay các nước theo chế độ xã hội chủ
nghĩa đang nổ lực xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Việc xác định mục đích, nội dung, phương hướng và biện pháp xây dựng và hoàn
thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không chỉ được đông đảo người dân ở
các nước này, mà còn cả những người dân yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế
giới đồng tình, ủng hộ.
Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020
XÂY DỰNG PHONG CÁCH SINH HOẠT CỦA CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Phong cách của Hồ Chí Minh là một
di sản vô giá mà Người để lại cho Đảng và dân tộc ta. Việc nghiên cứu, học tập,
vận dụng phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có phong cách sinh hoạt của cán bộ, đảng viên, nhằm phát góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng là vấn đề hết sức cấp thiết trong tình hình hiện nay. Phong
cách sinh hoạt hay là phong cách sống hàng ngày như ăn, mặc, ở, quan hệ gia đình,
bạn bè đến nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Đối với Hồ Chí Minh, cuộc sống riêng
của người đã hòa vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải
phóng con người.
Nhãn:
cán bộ,
đảng viên,
hồ chí minh,
phong cách,
sinh hoạt,
tư tưởng
VẤN ĐỀ ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Phong cách của Hồ Chí Minh là một
di sản vô giá mà Người để lại cho Đảng và dân tộc ta. Việc nghiên cứu, học tập,
vận dụng phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có phong cách ứng xử của cán bộ, đảng viên, nhằm phát huy năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng là vấn đề hết sức cấp thiết trong tình hình hiện nay. Ứng
xử chỉ có trong giao tiếp, được thể hiện bằng ngôn từ, cử chỉ, thái độ, phong
phái, phong độ của chủ thể với đối tượng giao tiếp. Phong cách ứng xử của Hồ
Chí Minh thực sự là phong cách ứng xử văn hóa, rất tự nhiên, bình dị, cởi mở,
chân tình, vừa chủ động, linh hoạt, lại vừa ân cần, tế nhị đối với nhân dân, bạn
bè, đồng chí, dù là nguyên thủ quốc gia hay những nông dân,công nhân bình thường.
Nhãn:
cán bộ,
đảng viên,
hồ chí minh,
phong cách,
ứng xử,
văn hóa
RÈN LUYỆN CÁCH DIỄN ĐẠT CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Phong cách của Hồ Chí Minh là một
di sản vô giá mà Người để lại cho Đảng và dân tộc ta. Việc nghiên cứu, học tập,
vận dụng phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có phong cách diễn đạt của cán bộ, đảng viên, nhằm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng là vấn đề hết sức cấp thiết trong tình hình hiện nay. Phong cách diễn
đạt Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa cái dân gian, đời thường với cái hàn lâm,
bác học, cái cổ điển truyền thống với cái hiện đại, giữa duy tình phương Đông với
duy lý phương Tây và nhất quán trong diễn đạt.
Nhãn:
cán bộ,
diễn đạt,
đảng viên,
hồ chí minh,
phong cách
NỘI DỤNG XÂY DỰNG PHONG CÁCH TƯ DUY CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO HIỆN NAY
Phong cách của Hồ Chí Minh là một
di sản vô giá mà Người để lại cho Đảng và dân tộc ta. Việc nghiên cứu, học tập,
vận dụng phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có phong cách tư duy của cán bộ, đảng viên, nhằm phát huy tinh thần làm chủ, ý thức trách nhiệm,
tính chủ động, sáng tạo của người lãnh đạo, quản lý, từ đó nâng cao chất lượng
thực hiện vai trò, chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng
là vấn đề hết sức cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Nhãn:
cán bộ,
hồ chí minh,
lãnh đạo,
phong cách,
tư duy
CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở NƯỚC TA LÀ CỦA ĐẢNG, CỦA NHÂN DÂN TA XÂY DỰNG XIN ĐỪNG XUYÊN TẠC
Hiện
nay, trong khi Đảng ta đang tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh
2011, thì vẫn có những người mang danh “học giả” rêu rao rằng: “Đảng Cộng sản
Việt Nam cần tự giác thay đổi Cương lĩnh 2011, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng
chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là
chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng
ôn hòa…”. Thực chất những đòi hỏi này cũng chỉ xoay quanh một số người khá quen
thuộc, họ đã nhiều lần viết “kiến nghị”, “thư ngỏ” gửi Đảng ta rồi đăng lên mạng
xã hội. Thái độ của chúng ta là hoan nghênh mọi ý kiến mang tinh thần xây dựng
đất nước, kể cả những ý kiến trái chiều với thái độ gay gắt. Nhưng tôi cho rằng,
với những người cứ rao đi, rao lại những luận điệu cũ, hay nói cách khác là
“bình mới, rượu cũ”, rồi phát tán tràn lan trên mạng xã hội thì tự họ sẽ trở
nên nhàm, cũng sẽ chẳng có người rỗi hơi mà đi nghe họ ca bài ca cũ kỹ ấy. Còn
với Đảng ta, việc sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến góp ý không có nghĩa là Đảng ta
không phê phán, bác bỏ những “kiến nghị” mà thực chất như yêu sách đòi hỏi thay
đổi con đường phát triển và thay đổi chế độ chính trị mà nhân dân ta đã lựa chọn.
ĐỪNG CÓ LỢI DỤNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐỂ CHỐNG PHÁ CHÁCH MẠNG VIỆT NAM
Tham nhũng là vấn đề không của riêng
quốc gia nào và ở Việt Nam hiện nay, tình trạng tham nhũng vẫn diễn biến phức
tạp, nghiêm trọng với những thủ đoạn tinh vi, trong khi công tác phát hiện, xử
lý vụ việc, vụ án tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu. Song, không phải vì vậy mà
chúng ta cho phép các thế lực thù địch, phản động và bọn cơ hội chính trị lợi
dụng những tồn tại, hạn chế trong phòng chống tham nhũng để xuyên tạc, bóp méo sự thật, gây tâm lý hoài
nghi, hoang mang trong các tầng lớp nhân dân.
CẦN VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN NÓI KHÔNG ĐÚNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, PHONG CÁCH, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Người Việt Nam không ai xa lạ
với Hồ Chí Minh. Nhưng hiểu biết, đánh giá khách quan, đúng đắn về cuộc đời, sự
nghiệp của Hồ Chí Minh thì không phải ai cũng có. Hiện nay, không chỉ có một số
người Việt ở nước ngoài mà ở trong nước cũng có đánh giá theo kiểu hạ thấp vai
trò, công lao của Hồ Chí Minh đối với đất nước. Trong đó, có việc phủ định việc
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thậm chí còn
dùng từ ngữ hết sức thô tục để mỉa mai, phỉ báng việc làm có ý nghĩa này. Có kẻ
cho rằng, Hồ Chí Minh thân Tàu, rước học thuyết ngoại lai (ý nói chủ nghĩa Mác-
Lênin) về làm cho xung đột dân tộc, đẩy nhân dân vào đau khổ hai cuộc chiến
tranh chống Pháp và Mỹ; nào là đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh không có gì đáng
học, càng học càng làm cho xã hội Việt Nam suy đồi, xuống cấp về nhiều mặt...
Nhãn:
đạo đức,
hồ chí minh,
phong cách,
thủ đoạn,
tư tưởng
THỦ ĐOẠN XẢO QUYỆT ĐÒI TÁCH CHỦ NGHĨA MÁC VỚI LÊNIN VÀTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Trong những ngày gần đây
trên các trang mạng xã hội và trang blogger cá nhân các thế lực thù địch lại
tung ra nhiều chiêu trò chống phá cách mạng nước ta. Trong đó, luận điệu đòi
tách rời Chủ nghĩa Mác-Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh. Các thế lực thù địch
tung ra luận điệu nhảm nhí rằng, Chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa chia rẽ và cực
đoan, thiên về đấu tranh giai cấp, đối lập với tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng
đề cao đoàn kết và thống nhất. Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc chứ
không theo Chủ nghĩa Cộng sản. Hồ Chí Minh chỉ nhấn mạnh đến đoàn kết chứ không
nhấn mạnh đến đấu tranh.
CẦN NHẬN BIẾT KỊP THỜI THÔNG TIN XẤU ĐỘC CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA
Mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch, phản
động, bọn cơ hội chính trị là đẩy mạnh việc tung tin xấu độc, làm ô nhiễm bầu
không khí chính trị ở nước ta trước, trong và sau đại hội Đảng các cấp nhằm xóa
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lái nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Nham
hiểm, ác độc hơn, chúng sử dụng mọi thủ đoạn có thể để cố tình gây mâu thuẫn
trong nội bộ ta, chia rẽ sự đoàn kết thống nhất giữa Đảng với Nhà nước, giữa Đảng,
Nhà nước với Quân đội và Nhân dân, làm rối loạn môi trường chính trị để dễ bề
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, Nhà nước và Nhân
dân, đòi “phi chính trị hóa” quân đội, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa
ở nước ta, thủ tiêu thành quả cách mạng mà nhân dân ta bằng xương máu, mồ hôi,
công sức của mình xây đắp nên; hướng lái nước ta đi theo quỹ đạo tư bản chủ
nghĩa. Một trong những giải pháp quan trọng, góp phần tạo sức đề kháng trước
thông tin xấu độc là chúng ta cần hết sức chủ động, tích cực ngăn chặn, đẩy
lùi, bác bỏ các thông tin sai trái, độc hại do các thế lực thù địch gây ra với
nhiều thể loại.
CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THAM GIA PHÒNG CHỐNG, ĐẤU TRANH VỚI LUẬN ĐIỂM XUYÊN TẠC TRÊN LĨNH VỰC TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
Trong bối cảnh mới, việc nhận
thức rõ và có trách nhiệm cao trong đấu tranh chống sự lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo phá hoại cách mạng của các thế lực thù địch là vấn đề không đơn giản. Trước
sự tác động của kinh tế thị trường với những hoạt động kinh tế
sôi động, sự mải mê làm giàu, những lo toan về cuộc sống cho gia đình và bản
thân… dễ dẫn đến làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân
sao nhãng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, không nhận thức đúng, hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lực thù địch... Nếu không có nhận thức
đúng, không có ý thức trách nhiệm cao, thì việc đấu tranh chống sự lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo của các thế lực thù địch không thể đạt được hiệu quả mong muốn.
NHIỆM VỤ CẤP BÁCH CỦA ĐẤU TRANH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY
Trước sự chống
phá ngày càng điên cuồng và tinh vi trên không gian mạng của các thế lực thù địch
và những hậu quả khôn lường mà nó có thể gây ra, Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 4 khóa XII thẳng thắn đánh giá, chúng ta “chưa chủ động và thiếu giải pháp
phù hợp để định hướng thông tin trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và
công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ. Việc quản lý thông tin còn
lỏng lẻo, thiếu giải pháp đủ mạnh để đấu tranh có hiệu quả với các thông tin
sai lệch, phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản
động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị”.
NGUYỄN ANH TUẤN VÀ NHỮNG TRÍ THỨC RỞM
Chỉ 1 ngày sau khi Phạm Thành
(blogger Bà đầm xòe) bị bắt, giới dân chủ tiếp tục hoang mang cực độ khi tin đồn
về việc Nguyễn Anh Tuấn, thành viên cốt cán của tổ chức VOICE (tổ chức ngoại vi
của Việt Tân) bị bắt. Cụ thể, trên fb của Lê Nguyễn Hương Trà và một loạt các đối
tượng khác đăng tin, “Vào 11:00 trưa 22/5, Nguyễn Anh Tuấn đang ngồi café tại
Starbucks Legend Nguyễn Tuân, Hà Nội thì bị an ninh Việt Nam bắt”. Có lẽ, lâu lắm
rồi, giới dân chủ lại hoang mang, lo lắng như mấy ngày qua, sau khi hàng loạt
thông tin được đưa lên mạng về việc các đối tượng chống đối quyết liệt lần lượt
bị cơ quan công an sờ gáy.
Nhãn:
chống phá,
dân chủ,
Nguyễn Anh Tuấn,
sai trái,
trí thức
NGUYỄN TƯỜNG THỤY BỊ BẮT – SỰ TAN RÃ CỦA “HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP”
Ngày 24-5, Công an TP.HCM cho biết Cơ
quan an ninh điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Nguyễn
Tường Thụy (70 tuổi, quê Nam Định, ngụ Hà Nội) để điều tra tội "làm, tàng
trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự.
Trước đó, ngày 21-11-2019, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM khởi tố vụ
án, khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét Phạm Chí Dũng (54 tuổi, quê Đồng
Tháp, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) để điều tra về tội "làm, tàng trữ, phát
tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020
RSF HÃY THÔI CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA VIỆT NAM
Tổ chức Phóng viên không biên giới
(RSF) là tổ chức phi chính phủ, mang danh đại diện cho các phóng viên trên thế
giới, đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tuy nhiên về bản chất, đây là tổ chức lợi
dụng quyền tự do ngôn luận, cổ súy các giá trị phương Tây để can thiệp vào công
việc nội bộ của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong lịch sử, tổ chức này
đã từng hà hơi, tiếp sức, suy tôn các đối tượng là công dân Việt Nam có hành vi
tuyên truyền, chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam, vi phạm pháp luật nghiêm trọng
gắn mác “nhà báo” như: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Trương Duy
Nhất, Võ Thanh Tùng, Tạ Phong Tần, Nguyễn Hữu Vinh, Lê Đình Lượng,...
KHI TRUYỀN THÔNG PHƯƠNG TÂY NÉ TRÁNH VIỆC ĐƯA THÔNG TIN BẠO LOẠN TẠI MỸ
Trong những ngày qua, tại Minneapolis
và nhiều thành phố khác của Mỹ đang diễn ra các cuộc biểu tình phản đối nạn
phân biệt chủng tộc trước cái chết của người đàn ông da đen George Floyd, 46 tuổi.
Người đàn ông này bị nghi ngờ dùng hóa đơn giả và sau đó, viên sỹ quan da trắng
đã đến bắt anh ta. Tuy đã bị còng tay nhưng viên cảnh sát vẫn dùng đầu gối gì cổ
ông George Floyd trong hơn 8 phút, khiến ông này bị tử vong. Cái chết của ông
George Floyd một lần nữa khiến chúng ta thấy được nạn phân biệt chủng tộc vẫn
âm ỷ trong nước Mỹ và khi có cơ hội, nó đã bùng phát bằng những hành động biểu
tình phản đối của người dân. Trong đó, nhiều cuộc biểu tình đã biến thành bạo
loạn khi những người quá khích đốt phá nhà cửa và nhiều phương tiện. Ngay lập tức,
chính quyền Mỹ đã điều lực lượng vệ binh quốc gia đến để ổn định tình hình, có
nhiều biện pháp mạnh tay đối với những người biểu tình quá khích.
Nhãn:
bạo loạn,
dân chủ,
phân biệt chủng tộc,
phương tây,
truyền thông,
tự do
“GIẤC MƠ MỸ” LIỆU CÓ LÀ SỰ THẬT?
Thời gian vừa qua, không phải Hồng
Kong, mà là nước Mỹ - là tâm điểm sự quan tâm của dư luận thế giới. Vào ngày
25/5, video liên quan đến vụ việc chấn động đã lan truyền với tốc độ chóng mặt
trên mạng xã hội, gây ra làn sóng phẫn nộ và nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn
trong thành phố. Cụ thể, video ghi lại hình ảnh một viên chức của Sở cảnh sát
thành phố Minneapolis bắt giữ George Floyd, người da đen sinh sống ở vùng ngoại
ô của Minneapolis. Viên cảnh sát dùng đầu gối đè lên cổ Floyd trong khi Floyd
liên tục rên rỉ: “Tôi không thể thở được”. Và bức ảnh với tiêu đề "Please,
I can't breathe" lan tràn trên mạng xã hội để phản đối tình trạng phân biệt
chủng tộc ở nước Mỹ. Viên cảnh sát Derek Chauvin đã bị khởi tố với tội danh giết
người cấp độ 3 và ngộ sát. Cùng lúc 3 cảnh sát khác làm cùng sở với Chauvin đã
bị sa thải với cáo buộc liên quan đến cái chết của người đàn ông tên George
Floyd, 46 tuổi.
Nhãn:
bạo động,
biểu tình,
Bình đẳng,
dư luận,
nhân quyền,
phân biệt chủng tộc,
sắc tộc
VIỆT NAM LIỆU CÓ MƠ “GIẤC MƠ BIỂU TÌNH” NHƯ Ở MỸ?
Từ trước đến nay, VOA cùng với các
BBC, RFA là những cơ quan truyền thông thường xuyên tuyên truyền về quyền con
người, tự do ngôn luận, quyền biểu tình cho người dân Việt Nam, trong đó, để Mỹ
được các cơ quan truyền thông này lựa chọn là hình mẫu cho việc đảm bảo các quyền
tự do của công dân. Tuy nhiên, mấy ngày vừa qua, Mỹ lại trở thành điểm nóng của
biểu tình, bạo loạn, sau vụ việc một người da đen bị cảnh sát đè chân vào cổ đến
tử vong. Tuy nhiên, trong khi các thế giới quan tâm về sự việc này, các đài
BBC, RFA đột nhiên “câm lặng”. Trước áp lực của dư luận cho “các tổ chức nhân
quyền”, “dân chủ” tầm châu lục như Việt Tân, RFA, BBC hay các nhà dân chủ trong
nước tại sao không lên tiếng về các cuộc bạo loạn, đàn áp đang diễn ra ở Mỹ, mới
đây, các trang này đã rục rịch lên tiếng. Thay vì lên án chính quyền Mỹ đàn áp
người dân, nhà báo hay đòi điều tra các vụ cảnh sát “bắn nhầm” người vô tội thì
các anh lại đăng các tin như “cảm động cảnh sát quỳ gối trước người biểu tình”,
“thế lực nào đứng sau các cuộc biểu tình ở Mỹ” và thậm chí, dày mặt như Đài Tiếng
nói Hoa Kỳ (VOA) đăng bài viết “Người Việt so sánh và mơ được biểu tình như ở Mỹ”.
Nhãn:
bạo loạn,
biểu tình,
mưu đồ,
nhân quyền,
phân biệt chủng tộc
TẠI SAO NHÀ THỜ LẠI CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG?
Nhà thờ Thái Hà, từ trước đến nay, được
biết đến là nơi dung dưỡng, cổ súy cho các hành vi chống đối chính quyền, ủng hộ
các đối tượng phản động, gây rối trật tự công cộng. Mặc dù đã bị dư luận nhiều
lần lên án, nhưng các linh mục nhà thờ Thái Hà vẫn quyết tâm biến Thái Hà trở
thành “ung nhọt” giữa lòng thủ đô Hà Nội. Mới đây, vào hồi 20h ngày 31/5/2020,
nhà thờ Thái Hà đã tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình với chủ
lễ là Giuse Trần Hữu Hoan. Trong buổi lễ, linh mục Trần Hữu Hoan đã liên tục có
những lời lẽ xuyên tạc, vu cáo chính quyền; công khai ủng hộ cho những kẻ vi phạm
pháp luật đó là Phạm Thành (chủ blog Bà Đàm Xòe) và Nguyễn Tường Thụy. Thành phần
gia buổi cầu nguyện này ngoài những người sinh hoạt tôn giáo tại nhà thờ Thái
Hà còn có sự tham gia của Phạm Thị Lân (vợ của Nguyễn Tường Thụy).
CAO ỦY NHÂN QUYỀN MỸ NÊN CÓ CÁI NHÌN KHÁCH QUAN HƠN
Hôm 3/6, Văn phòng Cao ủy nhân quyền
Liên Hiệp Quốc đã có báo cáo “về tình trạng vi phạm quyền tự do biểu đạt trong
mùa dịch Covid-19 ở 12 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương”. Đáng chú ý, trong bản
báo cáo này có nhắc tới Việt Nam. Thay vì lên tiếng ủng hộ và khen ngợi những
thành tựu Việt nam đã đạt được, bản báo cáo lại có những thông tin xuyên tạc
sai sự thật. Michelle Bachelet, lãnh đạo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp
Quốc (OHCHR), cho biết trong một thông cáo rằng các quốc gia này đã gia tăng việc
bắt bớ người dân một cách tùy tiện khi họ lên tiếng chỉ trích chính phủ, hoặc
chia sẻ thông tin, quan điểm cá nhân về đại dịch, với cáo buộc là loan truyền
“thông tin sai lệch” trên mạng xã hội.
Nhãn:
Cao ủy nhân quyền,
Covid-19,
dịch bệnh,
mạng xã hội,
nhân quyền
SỰ THẬT VỀ VIỆC CHÍNH QUYỀN LÀM KHÓA LỄ CẦU NGUYỆN CHO LÊ ĐÌNH KÌNH
Trong vụ việc Đồng Tâm vừa qua, Trịnh
Bá Phương là một dân chủ thường xuyên xuất hiện trên các diễn đàn dân chủ để
đưa thông tin xuyên tạc, làm nóng vấn đề Đồng Tâm. Y thường xuyên gặp mặt các
nhà “rận chủ” trong nước tìm cách chống phá chế độ, tiến xa hơn y bắt đầu có những
cuộc trả lời phỏng vấn các báo và đài phản động nước ngoài, tìm mọi cách gặp đại
diện “cấp cao” của các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đáng chú ý, Trịnh
Bá Phương thường xuyên dẫn vợ Lê Đình Kình là Dư Thị Thành “thỉnh cầu” hay nói
một cách khác cầu viện ngoại bang là các Đại sứ Quán các nước ít có thiện cảm với
Việt Nam để xuyên tạc, vu cáo Chính quyền…..
Nhãn:
bôi nhọ,
đồng tâm,
gây rối,
Lê Đình Kình,
xuyên tạc
YÊU NƯỚC THEO KIỂU NGUYỄN VĂN ĐÀI
Nguyễn Văn Đài, kẻ đứng đầu thành lập
tổ chức Hội anh em dân chủ, mặc dù đã tị nạn ở Đức, nhưng vẫn thường xuyên
“quan tâm” tình hình trong nước. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ, khi sang tị nạn
ở Đức, Nguyễn Văn Đài trở thành kẻ thất nghiệp và hoàn toàn sống vào sự trợ cấp
của Đức. Việc tiếp tục con đường “dân chủ” xem ra là cứu cánh duy nhất của anh
ta, nhằm kiếm lấy tiền tài trợ từ các tổ chức ở hải ngoại. Chính vì vậy, Nguyễn
Văn Đài vẫn thường xuyên đưa các bài viết tuyên truyền xuyên tạc về chủ trương,
đường lối của Đảng, Nhà nước, kêu gọi cộng đồng hải ngoại tẩy chay Việt Nam.
“NẾU CỘT ĐIỆN Ở MỸ MÀ BIẾT ĐI, NÓ SẼ VỀ VIỆT NAM”
Đây là câu nói của Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc trong cuộc họp của Chính phủ ngày 8/6 vừa qua, khẳng định thành công
của Việt Nam trong công cuộc chống dịch Covid -19. Trên mạng, rất nhanh chóng, mấy
anh chị dân chủ đem câu nói này ra chê bai, kích bác, cho rằng, Việt Nam đang tự
“thủ dâm tinh thần”. Nhưng theo tôi, câu nói này không phải quá khoa trương, mà
hoàn toàn phù hợp với những thành tựu mà Việt Nam đạt được, đã được bạn bè quốc
tế ghi nhận trong suốt thời gian chống dịch Covid-19.
Nhãn:
Chính phủ,
Covid-19,
dịch bệnh,
Nguyễn Xuân Phúc,
Thủ tướng
KHI “RÂN CHỦ” BỊ PHẢN ỨNG VÌ CHÊ BAI ĐOÀN CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG KỴ BINH
Ngày 8/6 vừa qua, trước sự chứng kiến
của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, Đoàn Cảnh
sát cơ động Kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã làm lễ ra mắt và diễu
hành trước tòa nhà Quốc hội. Đây là đơn vị được thành lập xuất phát từ nhu cầu
phục vụ công tác phòng, chống tội phạm diễn ra tại các địa bàn phức tạp trong
tình hình mới. Trước buổi lễ này, cả hơn 1 tuần nay, nhân dân Thủ đô đã háo hức
xem đoàn kỵ binh tập luyện cho buổi lễ. Tất cả đều đánh giá cao sự đồng đều, huấn
luyện thuần thục của các chiến sỹ cảnh sát cơ động dù mới tham gia công tác thuần
hóa hơn 5 tháng. Tuy nhiên, điều đáng nói là dù đoàn kỵ binh tập trước đó cả tuần
trời trên đường phố Hà Nội nhưng đám rân chủ không hề lên tiếng. Chỉ khi buổi lễ
diễn ra thì những Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Quang A, Nguyễn Đăng Quang… liên tiếp
xuyên tạc, chế giễu về buổi lễ và đoàn kỵ binh. Những con người rân chủ này chỉ
chăm chăm nhìn vào phân ngựa rơi trên đường, ra sức chê bai giống ngựa nhỏ, coi
đây là một sự lãng phí. Vậy vấn đề này cần hiểu như thế nào cho đúng?
HAI NĂM SAU VỤ BẠO LOẠN Ở BÌNH THUẬN – BÀI HỌC VẪN CÒN ĐÓ
Cách đây 2 năm, ngày 10/6/2018, cả nước
như bàng hoàng với những gì diễn ra ở ở Bình Thuận và một số địa phương khác.
Sau khi xuất hiện những lời kêu gọi biểu tình phản đối Dự án Luật Đơn vị hành
chính-kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu) và Luật An ninh mạng, một số người dân do
bị kích động hoặc thiếu hiểu biết đã tham gia tuần hành, tụ tập trái phép ở nhiều
nơi, gây ảnh hưởng xấu tới an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Ngày 10
và 11-6-2018, tại một số tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là ở Bình Thuận và
Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra cảnh nhiều người tụ tập trái phép, biểu tình
bày tỏ thái độ không đồng tình với Dự luật đang được Quốc hội xem xét, gây ách
tắc giao thông, thậm chí ở nhiều nơi trụ sở chính quyền bị đập phá, để lại hình
ảnh xấu về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Nhãn:
âm mưu,
bạo loạn,
Bình Thuận,
mạng xã hội,
thế lực thù địch
TỪ TƯ TƯỞNG ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG VỚI CHỦ NGHĨA DÂN TÚY NHẰM BẢO VỆ LỢI ÍCH CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ NHÂN DÂN LAO ĐỘNG CỦA V.I.LÊNIN TỚI CHỐNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY NGÀY NAY
Quá trình hoạt động
cách mạng, V.I.Lênin nghiên cứu chủ nghĩa Mác, đồng thời không ngừng đấu tranh
với các trào lưu tư tưởng tư hữu bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động ở giai đoạn đầu khi chưa có chính quyền, chưa có nhà nước và quốc
gia xã hội chủ nghĩa chưa được thiết lập.
Nhãn:
bảo vệ,
chủ nghĩa dân túy,
giai cấp công nhân,
Lênin,
lợi ích
TĂNG CƯỜNG ĐỔI MỚI HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP ĐẤU TRANH CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY.
Đòi hỏi thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp đấu tranh
chống “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng hiện nay là một trong những đòi
hỏi cao nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh trong tình hình mới.
Nhãn:
đấu tranh,
giải pháp,
không gian mạng,
phương pháp,
quan điểm,
sai trái,
thù địch
TỪ “BỆNH KIÊU NGẠO CỘNG SẢN” ĐẾN “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” CẦN BÀI TRỪ TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN
V.I.Lênin đã để lại một tư tưởng cực
kỳ quan trọng về vấn đề tự bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Người viết: “Không
ai có thể tiêu diệt được chúng ta, ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta”.
Theo V.I.Lênin, đó chính là những sai lầm và bệnh kiêu ngạo cộng sản sẽ làm cho
chính người cộng sản khó tránh khỏi thất bại.
BẢO VỆ TƯ TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau cho rằng, bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam phải dựa vào một lực lượng nào đó ở bên ngoài mới thực sự vững chắc, bảo
đảm sự thành công của chủ quyền lãnh thổ, biển đảo trước nguy cơ áp đặt của các
nước lớn. Hoặc là, phải giao cho chính quyền thân Mỹ trước đây sống lưu vong ở
nước ngoài để duy trì sự tồn vong của đất nước… Tất cả những quan điểm đó là
hoàn toàn sai lầm, là lừa bịp nhân dân, hòng thực hiện những mưu đồ chính trị
đen tối, bởi lẽ Đảng và nhân dân ta đã trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin,
coi học thuyết Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của V.I.Lênin là một cẩm nang
không chỉ được kiểm chứng trong chiến tranh cách mạng trước đây mà trong cả
tương lai khi chiến tranh xảy ra.
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG QUÂN ĐỘI TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Trong tình hình mới, đất nước ta đang
tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều diễn
biến phức tạp, có nhiều thuận lợi và nguy cơ thách thức đan xen nhau. Các thế lực
thù địch đang áp dụng chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” hòng xóa bỏ mọi thành quả cách mạng của nước ta. Vì vậy, để tiếp
tục nâng cao chất lượng hiệu quả cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái,
thù địch về vấn đề xây dựng hậu phương quân đội, cần tập trung vào một số nội
dung cơ bản sau đây:
Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2015-2020
Xóa
đói, giảm nghèo là chủ trương lớn, quan trọng được Đảng, Nhà nước quán triệt và
kiên trì thực hiện trong suốt nhiều năm qua. Thực hiện quan điểm nhất quán của
Đảng về xóa đói, giảm nghèo, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng
như: Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (2002), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững đối với 61 huyện nghèo (Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP), Quyết
định số 1971/QĐ-TTg về việc cho 30 huyện khác nằm ngoài chương trình thực hiện
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền
vững đến năm 2020, Quyết định số 2324/QĐ-TTg, ngày 19-12-2014 về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số
76/2014/QH13 về đẩy mạnh
thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Ngân sách nhà nước
đã ưu tiên tập trung nguồn lực cao nhất cho các huyện nghèo, xã nghèo và người
nghèo nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, Nhà nước tiếp tục thực hiện các
chính sách đặc thù trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP
của Chính phủ, như chính sách chăm sóc, giao khoán và bảo vệ rừng; chính sách
khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang; chính sách tăng cường hỗ trợ cán bộ
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề,
nâng cao dân trí; chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo…
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Công nghiệp quốc phòng là một
bộ phận quan trọng của công nghiệp quốc gia, một phần quan trọng của tiềm lực
quốc phòng, an ninh đất nước. Vì vậy, xây dựng, phát triển công nghiệp quốc
phòng theo hướng tự chủ, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, ngày càng hiện đại, có
trình độ khoa học công nghệ cao có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng
Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần
kết hợp quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ sở, nền tảng
để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ TÔN GIÁO, CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Trên cơ sở
Văn kiện của Đảng qua các kỳ đại hội, Nghị
quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo
trong tình hình mới”,
Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị “Về tiếp
tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về
công tác tôn giáo trong tình hình mới”; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; Nghị
định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, v.v. có thể khái quát những
quan điểm của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo hiện nay là:
MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT TRONG THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÔN GIÁO CỦA QUÂN ĐỘI NHỮNG NĂM QUA
Trong những năm qua, các đơn vị quân đội thực hiện công
tác tôn đạt được những kết quả quan trọng. Một là, nhận thức,
ý thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ trì các cấp
ngày càng nâng lên.
Hai là, các đơn vị trong toàn quân
đã có nhiều việc làm thiết thực, cụ thể, như: tích cực tham gia hỗ trợ đồng bào
các tôn giáo phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí,
phòng, chống dịch bệnh, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gia đình văn
hóa, cùng với giúp đồng bào phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt,
v.v. Ba là, các đoàn kinh tế - quốc phòng, lực lượng Bộ đội Biên phòng thường
xuyên cử cán bộ, các tổ công tác xuống địa bàn vùng tôn giáo, tham mưu cho cấp ủy,
chính quyền địa phương kiện toàn chức danh cán bộ thôn, bản; bồi dưỡng, kết nạp
đảng viên; xây dựng tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ, dự bị động viên, làm tốt
công tác tuyển quân, tuyển sinh quân sự; công tác vận động chức sắc, tín đồ,
người có uy tín trong các tôn giáo thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố
quốc phòng - an ninh ngày càng hiệu quả. Bốn là, công tác dân
vận ở vùng đồng bào tôn giáo được tiến hành với nhiều nội dung, hình thức phong
phú, mang lại hiệu quả thiết thực, nổi bật là: “Hành quân dã ngoại
làm công tác dân vận”, “Gắn kết hộ người Kinh với hộ đồng bào dân tộc thiểu số”, giúp
đồng bào phát triển kinh tế hộ gia đình; “Xóa một hộ đói, giảm một
hộ nghèo”; phong trào “Họ đạo gương mẫu”; Chương
trình “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”, “Ngân
hàng bò”, “Nâng bước em tới trường;“Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc,
tôn giáo”, “Gắn kết yêu thương, giữa lương và giáo”,v.v. Hằng năm,
nhân các dịp lễ, tết, các sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, Nhà nước, Quân
đội và những ngày lễ trọng của các tôn giáo, các đơn vị tổ chức nhiều cuộc gặp
mặt các chức sắc, tín đồ tôn giáo; công tác quản lý, rèn luyện, giáo dục, đào tạo,
bồi dưỡng quân nhân theo các tôn giáo thực hiện nghiêm điều lệnh quản lý bộ đội;
thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, không có hành vi phân biệt, đối xử luôn tạo
điều kiện cho quân nhân theo các tôn giáo phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện nâng cao
phẩm chất chính trị, có đủ trình độ, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Năm là, công tác tôn giáo trong Quân
đội có nhiều kêt quả tích cực, như công tác
bồi dưỡng, kết nạp quân nhân theo các tôn giáo vào Đảng và tham gia sinh hoạt đảng,
thực hiện đúng hướng dẫn của Trung ương. Nhân các ngày lễ của các tôn giáo lãnh
đạo, chỉ huy đơn vị đều tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp với các tôn giáo
và điều kiện của đơn vị.
VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI TRONG ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI, CỨU HỘ, CỨU NẠN
Trong ứng phó sự cố, thiên tai, cứu hộ, cứu
nạn, Quân đội nhân dân Việt Nam có vai trò nòng cốt, góp phần
bảo đảm an toàn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân.
LIỆU CÓ MỘT XÃ HỘI HOÀN HẢO HAY KHÔNG?
Để nhận thấy sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam đối với
các vấn đề trong xã hội, có thể nhìn sang quốc gia hùng mạnh nhất thế giới là
nước Mỹ. Năm 2004, siêu bão Charley quét từ vịnh Mexico qua Florida đến Đại Tây
Dương, tàn phá một số vùng của nước Mỹ, làm 22 người chết và thiệt hại 11 tỷ
USD. Điều đáng nói, sau cơn bão này, người dân Mỹ mới nhận ra những điều bất ổn
trong xã hội mình. Đó là nhân việc bão quét sạch mọi thứ, nhiều doanh nghiệp đã
nâng giá bán với mức cắt cổ để kiếm lợi. Máy phát điện từ 250 USD tăng lên
2.000 USD; nước đá từ 2 USD được nâng lên 10 USD; một gia đình muốn dọn hai cây
đổ vào nóc nhà thì phải trả giá là 23.000 USD (khoảng 530 triệu VNĐ). Đỉnh điểm
là câu chuyện một cụ bà 70 tuổi chạy bão với người chồng và cô con gái khuyết tật
đã phải trả 160 USD (khoảng 3,7 triệu VNĐ) một đêm cho buồng trọ giá bình thường
chỉ 40 USD. Tờ USA Today khi đó đã bức xúc chạy dòng tít: “Kền kền
sau bão” để phê phán thực trạng lợi dụng thảm họa, lợi dụng sự khổ đau của người
khác để ép giá cắt cổ. Thế nhưng, điều đáng nói hơn là một số nhà kinh tế tại Mỹ
lại phản đối tờ USA Today và cho rằng việc tăng giá như thế là bình
thường, vì trong một nền kinh tế thị trường có quy luật cung cầu, cầu tăng mà
nguồn cung giảm thì ắt giá sẽ tăng, chứ không có khái niệm “giá cắt cổ”.
GIẢI PHÁP KHI THỰC THI CÔNG ƯỚC ICCPR
Trong quá trình thực hiện Công ước ICCPR
với mục tiêu hết sức tốt đẹp, Việt Nam phải đương đầu với một số
khó khăn, thách thức cả về chủ quan và khách quan. Một là, hậu quả
của nhiều cuộc chiến tranh và sự phát triển kinh tế đã khiến môi trường
bị tàn phá; Hai là, thu nhập của người dân còn ở mức trung bình thấp;
điều kiện kinh tế - xã hội còn hạn chế; Ba là, khuôn khổ pháp luật
về quyền con người vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, năng lực tổ
chức thực hiện pháp luật còn hạn chế, hiểu biết và ý thức chấp
hành pháp luật còn chưa cao; Bốn là, mức độ phát triển kinh tế - xã
hội giữa các vùng và nhóm dân cư chưa đồng đều; thiếu hụt nguồn
lực; Năm là, chất lượng giáo dục về quyền con người mới chỉ dừng
lại ở việc cung cấp thông tin; phong tục, tập quán lạc hậu; biến
động của tình hình khu vực và quốc tế...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM
Kể từ khi nộp Báo cáo quốc gia lần thứ hai về việc thực
thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 2002 đến nay,
Việt Nam ngày càng chú trọng công tác xây dựng pháp luật và đã đạt được những kết
quả rất đáng khích lệ, đặc biệt là sau Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 của
Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến
năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ
Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Chỉ trong vòng hơn 10
năm, rất nhiều luật quan trọng liên quan trực tiếp đến các quyền dân sự, chính
trị đã được ban hành và liên tục được rà soát để sửa đổi, bổ sung nhằm mục đích
ngày càng ghi nhận đầy đủ nhất các quyền này.
Nhãn:
hệ thống,
hoàn thiện,
pháp luật,
quyền con người,
văn bản
Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020
NGỘ NHẬN VÀ BẤT MÃN DỂ BỊ KẺ XẤU LỢI DỤNG
Trong xã hội hiện nay, chúng ta không khó để nhận ra
có những người rất hay than trách cuộc sống, nghi ngờ mọi thứ xung quanh, cho rằng
mọi thứ đều xấu xa, tự cảm thấy mình chịu nhiều bất công, từ đó oán trách chế độ
xã hội. Họ nhìn xã hội qua lăng kính màu đen nên mọi thứ xung quanh đều trở nên
đen tối. Khi kinh tế phát triển họ nói rằng phát triển không thực chất, phải
đánh đổi môi trường, lợi ích vào túi một số ít người. Khi một số cán bộ, đảng
viên bị kỷ luật, một số vụ tham nhũng bị phát giác, xử lý nghiêm theo pháp luật,
thì họ cho rằng như thế là chưa đủ, mà thậm chí phải "đập chế độ này đi
xây lại vì cả hệ thống tham nhũng". Khi một vài trường học xảy ra bạo lực
học đường, thì họ kết luận cả nền giáo dục là bỏ đi. Thậm chí khi bóng đá Việt
Nam giành được nhiều thành tích, nhiều chiến thắng vinh quang ở tầm châu lục và
vươn lên đứng đầu khu vực Đông Nam Á, họ cũng cho rằng đó là may mắn, rồi chỉ
là thành tích của một lứa cầu thủ, một huấn luyện viên, còn cả nền bóng đá vẫn
tồi tệ...
MỤC ĐÍCH CỦA QUAN ĐIỂM ĐÒI “DÂN SỰ HÓA” QUÂN ĐỘI
Thực chất mục đích của quan điểm đòi “dân sự hóa” Quân
đội là kết hợp “diễn biến hòa bình” với thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” về quân sự, quốc phòng ở Việt Nam.
BẢN CHẤT “DÂN SỰ HÓA” QUÂN ĐỘI Ở CÁC NƯỚC TƯ SẢN
Dựa trên “học thuyết phân quyền tư sản”, những người
có quyền lập pháp ở các nước tư sản đã ban hành vô số điều luật thiết tưởng sẽ
chia tách được quyền lực của ba nhóm lập pháp, hành pháp và tư pháp đối với việc
quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng. Ở đó, người ta “thực sự” tin rằng, nhờ
chế định “dân sự quản lý quân sự” (dân quản quân) đã được ghi tạc, ban hành
trong luật pháp thì “chắc chắn” việc của quân đội tất yếu là việc của phái dân
sự thực hiện, chứ “dứt khoát” không phải là việc của đảng phái nào, phái quân sự
nào! Tuy nhiên, trái ngược với những tư tưởng “tam quyền phân lập”, thực tiễn đời
sống pháp luật tư sản cho thấy một nghịch lý với hoài niệm “tốt đẹp” về nó.
Muôn vàn ví dụ về quản lý nhà nước đối với quốc phòng của Hoa Kỳ và nhiều nước
trên thế giới cho thấy rõ điều này. Trên thực tế, dù luật pháp của Hoa Kỳ có chặt
chẽ đến đâu thì các chính đảng vẫn can thiệp cả vào lập pháp, hành pháp và tư
pháp đối với việc quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng. Hoa Kỳ đã trải qua
45 đời tổng thống, chỉ có tổng thống đầu tiên là G. Washington không thuộc đảng
phái nào; còn 44 tổng thống khác đều là người đứng đầu hay đại diện cho các đảng
phái khác nhau. Hầu hết các Tổng thống Hoa Kỳ đều nhất quán thực thi đường lối
của đảng đã cử mình làm đại diện tranh cử. Ví dụ như, trong quá trình tranh cử,
ông Đô-nan Trăm (ứng cử viên đại diện cho Đảng Cộng hòa) tuyên bố sẽ rút quân đội
khỏi Trung Đông nếu trúng cử. Và giờ đây khi là tổng thống, Ông đã thực thi đường
lối quân sự đó. Như vậy, tư tưởng, đường lối nhất quán của một chính đảng và một
tổng thống đắc cử đã thực thi. Do đó, không có cái gọi là “dân quản quân”, mà
thực chất là “đảng quản quân”.
LUẬN BÀN VỀ BẢN CHẤT CỦA QUAN ĐIỂM ĐÒI “DÂN SỰ HÓA” QUÂN ĐỘI
Quan điểm trên thể hiện sự áp đặt luật pháp tư sản vào
nước ta. Họ đã lấy luật pháp nhà nước tư sản làm “thước đo”, “tiêu chí” pháp lý
cho mọi nhà nước, chế độ xã hội. Đó là thứ “triết lý” về chế độ “dân sự quản lý
quân sự của nhà nước tư sản”, theo Khoản 8, Điều I, Hiến pháp Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ. Ở đó, không có điều luật nào dành cho các nhánh hành pháp và tư pháp
quyền ban hành luật pháp đối với việc quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng.
Đó là sự vay mượn triết lý luật pháp về “chia tách” quyền lực quân sự (một dạng
quyền hành pháp) với quyền lập pháp và tư pháp, bằng trích dẫn Khoản 1, Điều II
quy định: “Quyền hành pháp sẽ được trao cho Tổng thống Hoa Kỳ”; Khoản 2, Điều
II quy định: “Tổng thống sẽ là Tổng Tư lệnh các lực lượng lục quân và hải quân
Hoa Kỳ và của các lực lượng dự bị ở một số bang”. Còn những người có quyền ban
hành pháp luật, thì họ dựa vào Khoản 6, Điều I quy định: “Trong thời gian được
bầu làm Thượng nghị sĩ hoặc Hạ nghị sĩ, không một ai sẽ được bổ nhiệm vào một
chức vụ dân sự trong chính quyền Hòa Kỳ. Trong thời gian đó,... không một ai
đang đảm nhiệm một chức vụ dân sự nào trong chính quyền Hoa Kỳ được bầu vào Quốc
hội”.
PHẢI KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ ĐƯỢC QUYỀN LỰC
Một là, cụ thể hóa các biểu hiện tha hóa quyền lực
đối với từng vị trí, lĩnh vực công tác, trước hết là của cán bộ lãnh đạo, quản
lý để biết và thực hiện, tự phòng tránh không mắc phải sự tha hóa quyền lực dù
là nhỏ nhất là cách tốt nhất để phòng ngừa với phương châm “phòng bệnh hơn chữa
bệnh”.
Nhãn:
cán bộ,
đảng viên,
kiểm soát,
quyền lực,
tư tưởng Hồ Chí Minh
NGUYÊN NHÂN SỰ THA HÓA QUYỀN LỰC
Nguyên nhân khách quan: Mặt trái của cơ chế thị trường
và toàn cầu hóa đã và đang tác động làm nảy sinh, phát triển sự tha hóa quyền lực
của cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nói riêng với diễn biến
phức tạp, khó kiểm soát, gây khó khăn cho việc phòng ngừa, phát hiện và xử
lý.
Nhãn:
cán bộ,
đảng viên,
nguyên nhân,
quyền lực,
tha hóa
SỰ THA HÓA QUYỀN LỰC TINH VI, PHỨC TẠP
Thực tiễn cho thấy, sự tha hóa quyền lực của một bộ phận
cán bộ, đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở nước ta thời gian qua diễn ra
bằng nhiều phương thức rất đa dạng, tinh vi, phức tạp, từ việc dùng quyền hạn của
mình để tác động không đúng, không phù hợp cho đến sự “ưu ái” đối với các lĩnh
vực nhằm trục lợi cho mình và nhóm lợi ích… Hầu hết sai phạm đều có liên quan đến
cán bộ, đảng viên có chức vụ, quyền hạn trong việc quyết định chủ trương, chính
sách, cấp phép, cấp vốn, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ…
CHỦ ĐỘNG ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC
Để “đấu tranh, phản bác có hiệu quả đối với các quan
điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch” như Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa XII) đã khẳng định, một trong các yêu cầu tiên quyết đặt ra
là toàn bộ hệ thống chính trị cần tiếp tục nâng cao nhận thức nhằm xây dựng thế
chủ động, kịp thời đấu tranh, phản bác một cách thuyết phục trên cả chiều rộng
và chiều sâu, với sự đa dạng về hình thức.
Nhãn:
đấu tranh,
luận điệu,
phản bác,
quan điểm sai trái,
xuyên tạc
GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC ĐỂ PHÒNG VÀ CHỐNG SỰ SUY THOÁI CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
Một là, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và chỉnh đốn Đảng,
coi thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và các Quy định số 47-QĐ/TW của
Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về “Những điều đảng viên không được làm”, Quy
định 101-QÐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về “Trách nhiệm nêu gương
của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, Quy định
55-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Một số việc cần làm ngay để tăng cường
vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên” và Quy định số 08-QĐi/TW của Ban Chấp
hành Trung ương khóa XII về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên,
trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành
Trung ương” gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo chương
trình toàn khóa và chủ đề hằng năm là giải pháp căn cốt để thực hiện kiểm
soát quyền lực trong Đảng, trong cả hệ thống chính trị.
Nhãn:
cán bộ,
đảng viên,
giải pháp,
kiểm soát,
phòng chống,
quyền lực,
suy thoái,
tư tưởng Hồ Chí Minh
KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC ĐỂ PHÒNG VÀ CHỐNG SỰ SUY THOÁI CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII
của Đảng, các Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về công tác xây dựng và chỉnh
đốn Đảng, việc nhận diện đúng về quyền lực, tha hóa quyền lực, kiểm soát quyền
lực để ngăn chặn, phòng và chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của đảng viên
không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý
các cấp đã được triển khai từ Trung ương đến cơ sở.
Nhãn:
cán bộ,
Đảng cộng sản Việt Nam,
đảng viên,
kiểm soát,
phòng chống,
quyền lực,
suy thoái,
tư tưởng Hồ Chí Minh
QUYỀN LỰC VÀ CÁCH THỨC ĐỂ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC
Quyền lực “là quyền hành và thế lực mạnh, đủ để quyết
định các công việc: nắm quyền lực trong tay- dùng quyền lực ép người ta phải
nghe theo, làm theo”; còn kiểm soát quyền lực là “kiểm tra,
xem xét, nhằm ngăn ngừa những sai phạm các quy định” và đặt quyền lực “trong phạm
vi quyền hành và trách nhiệm” của
những người đã được giao/phân công/ủy nhiệm thực thi quyền lực.
Nhãn:
giám sát,
kiểm soát,
kiểm tra,
quyền lực,
tư tưởng Hồ Chí Minh
Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020
NÂNG CAO Ý THỨC PHÒNG TRÁNH, TỰ VỆ ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ KHÔNG GIAN MẠNG
Nêu cao ý thức chính trị, trách nhiệm, nghĩa vụ công
dân đối với nhiệm vụ bảo vệ không gian mạng quốc gia. Tuân thủ quy định của
pháp luật về bảo vệ an ninh mạng; kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến an
ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng và các hành vi xâm phạm khác, thực hiện
yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; giúp đỡ, tạo
điều kiện cho người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Nhãn:
bảo vệ,
không gian mạng,
nhiệm vụ,
phòng tránh,
tự vệ,
ý thức
BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG NHẬN DIỆN CÁC ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN VÀ CÁC HÌNH THÁI PHÁT SINH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Hoạt động tấn công không gian mạng rất đa dạng và tinh
vi như: làm mất kết nối Internet, đánh sập các website của chính phủ, cơ quan,
đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp; giả mạo các website nhằm lừa đảo; cài gắm vào
máy tính cá nhân hoặc lấy tài khoản và mật khẩu; đánh cắp dữ liệu cá nhân (hình
ảnh, file, video); tấn công bằng mã độc (theo tệp đính kèm trong email hoặc ẩn
trong quảng cáo Skype); tấn công ẩn danh bằng những phần mềm độc hại (phần mềm
diệt virus, các trình duyệt); tấn công qua usb, đĩa CD, địa chỉ IP, server…
Nhãn:
âm mưu,
giải pháp,
hình thái,
không gian mạng,
thế lực thù địch,
thủ đoạn
GIẢI PHÁP GIÁO DỤC CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY
Phổ biến các điều khoản của Bộ luật Hình sự 2015 (Mục
2, Điều 285-294) liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông;
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ và Thông tư số
09/2014/BTTTT ngày 19-8-2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động quản
lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội, những
hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng mạng xã hội.
Nhãn:
giáo dục,
không gian mạng,
pháp luật,
quản lý,
quy định,
tuyên truyền
GIẢI PHÁP GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA, CÁC LỢI ÍCH VÀ SỰ NGUY HẠI ĐẾN TỪ KHÔNG GIAN MẠNG
Ngày nay, quan niệm về lãnh thổ, chủ quyền, biên giới
của một quốc gia không chỉ là đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời, mà cả
lãnh thổ không gian mạng, chủ quyền không gian mạng. Theo đó, lãnh thổ không
gian mạng là một bộ phận hợp thành lãnh thổ quốc gia, nơi xác định biên giới mạng
và thực thi chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC LÀM CHỦ VÀ BẢO VỆ KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY
Với khả năng kết nối vô hạn của mạng thông tin toàn cầu,
đặc biệt với các thiết bị Internet vạn vật (IoT) sẽ tiếp tục đặt ra các thách
thức hết sức to lớn đối với công tác bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin quốc
gia, phòng, chống khủng bố và tội phạm mạng. Để chủ động ứng phó các thách thức
này, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh thông tin, an ninh mạng,
cần làm tốt một số mặt công tác sau:
Nhãn:
bảo vệ,
giải pháp,
không gian mạng,
mạng xã hội,
nâng cao,
ý thức
LỢI ÍCH VÀ CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Cùng với sự phát triển không ngừng của các dịch vụ
Internet, đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của các kết nối
không dây 3G, 4G, 5G, mạng xã hội, các thiết bị di động thông minh và dịch vụ
điện toán đám mây, con người tương tác đa chiều hơn, phản ánh sinh động, tức thời
hơn với mọi mặt đời sống và các mối quan hệ xã hội. Chính điều này đã biến
Internet trở thành không gian xã hội mới, nơi con người có thể thực hiện các
hành vi mang bản chất xã hội của mình, như giao tiếp, sáng tạo, lao động, sản
xuất, tiêu dùng, học tập và vui chơi giải trí, không bị giới hạn bởi không gian
và thời gian. Không gian xã hội đó được gọi là “không gian mạng” hay “không
gian ảo”.
Nhãn:
an ninh mạng,
đe dọa,
không gian mạng,
lợi ích,
mạng xã hội
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH LUÔN PHỤNG SỰ VÀ LIÊM CHÍNH
Thứ nhất, các cấp ủy Đảng, chính quyền và ban, ngành
chức năng tại mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị tăng cường bám sát thực tiễn,
xuất phát từ thực tiễn để nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo và chỉ đạo (từ
quán triệt đến đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống) trên tinh thần: “Việc
gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, phải hết sức
tránh”. Nói đi đôi với làm và phải luôn hướng về cơ sở, gần dân, hiểu dân, trọng
dân, tin dân, học dân, dựa vào dân để không chỉ đối thoại, lắng nghe, học hỏi,
tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của
nhân dân trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính
trị của địa phương, cơ quan, đơn vị mà còn củng cố, tăng cường mối quan hệ mật
thiết giữa Đảng với nhân dân; dựa vào nhân dân để kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng
viên, thiết thực xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
TIẾP TỤC XÂY DỰNG ĐẢNG PHỤNG SỰ VÀ LIÊM CHÍNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TÌNH HÌNH VÀ NHIỆM VỤ
Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh hiểu
rất rõ rằng: “Tất cả các đảng cách mạng đã bị tiêu vong cho tới nay, đều bị
tiêu vong vì tự cao tự đại, vì không biết nhìn rõ cái gì tạo ra sức mạnh của
mình, vì sợ sệt không dám nói lên những nhược điểm của mình”, nên nhấn mạnh thang thuốc đặc hiệu để
nhìn nhận, đánh giá khuyết điểm, sửa chữa sai lầm chính là phải hằng ngày, liên
tục tự phê bình và phê bình gắn với việc kiểm tra và giám sát chặt chẽ từ
chương trình hành động, kế hoạch của cấp ủy đến của mỗi cán bộ, đảng viên.
Thông qua đó, củng cố và tăng cường khối đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, nhất
là ở bộ chỉ huy tối cao (Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư).
Nhãn:
cán bộ,
Đảng cộng sản Việt Nam,
đảng viên,
đạo đức,
liêm chính,
lối sống,
phụng sự,
suy thoái,
tư tưởng Hồ Chí Minh
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG PHỤNG SỰ VÀ LIÊM CHÍNH
Ngay từ khi chuẩn bị chính trị, tư tưởng và tổ chức
cho sự ra đời của một chính đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng
định trong tác phẩm Đường Cách mệnh (xuất bản năm 1927): “Cách mạng
Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mạng thành công thì phải lấy dân chúng công
nông làm gốc”. Sau này, khi nói về Đảng Cộng sản Việt
Nam - đội tiền phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam, Hồ
Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng ta đại biểu cho lợi ích chung của giai cấp công nhân,
của toàn thể nhân dân lao động, chứ không mưu cầu lợi ích riêng của một nhóm
người nào, của cá nhân nào”.
Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020
NHÓM GIẢI PHÁP Ý THỨC CÁ NHÂN ĐỂ CHỐNG XUỐNG CẤP ĐẠO ĐỨC TRONG ĐẢNG
Một là, sự gương mẫu của cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt,
người đứng đầu có ý nghĩa quyết định. Mọi việc đều do con người làm ra; cơ
chế, bộ máy nào cũng do con người tạo ra; một tấm gương sống có giá trị hơn một
trăm bài diễn văn tuyên truyền, cho nên, muốn cơ chế, bộ máy tốt, trước hết phải
do những con người tốt xây dựng. Mặt khác, cơ chế, bộ máy tốt mà con người cố
tình xuyên tạc, thì không cơ chế, bộ máy nào phát huy nổi hiệu lực. Vì vậy, muốn
chống sự xuống cấp đạo đức trong Đảng phải bằng cả sự tự giác tu dưỡng và nêu
gương.
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỂ CHỐNG XUỐNG CẤP ĐẠO ĐỨC TRONG ĐẢNG
Trong cơ chế, tính khoa học của bộ máy thì vun bồi nền
dân chủ, thực hành dân chủ có ý nghĩa quan trọng bậc nhất. Cùng với cách hiểu “dân
chủ là cái chìa khóa vạn năng; là động lực của cách mạng; là dân làm chủ”,
cần phải nhận thức đúng đắn, sâu sắc rằng: “Dân chủ là dựa vào lực lượng quần
chúng, đi đúng đường lối quần chúng. Cho nên phong trào chống tham ô, lãng phí
quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công”.
Đây là một điểm nhấn, cốt tủy trong công tác xây dựng Đảng, chống xuống cấp về
đạo đức trong Đảng hiện nay. Những năm qua, việc phát huy vai trò, trách nhiệm
của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông
và nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong cán bộ, đảng viên còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Chúng ta thiếu thể
chế hóa, cụ thể hóa những đúc kết thành phương châm rất có giá trị của Đảng như
“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra”. Vì vậy, có nhiều điều rất hay nhưng vẫn chỉ nằm ở phương
châm, nghị quyết.
GIẢI PHÁP CHÚ TRỌNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG ĐỂ CHỐNG XUỐNG CẤP ĐẠO ĐỨC TRONG ĐẢNG
Đảng phải tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng và
đây được coi là giải pháp hàng đầu và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục
trong suốt quá trình cách mạng. Điều này đúng cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Người cách mạng lại càng cần phải được giáo dục, vì cách mạng là một việc to,
chiến sĩ cách mạng phải hiểu cả hai mặt của sự nghiệp cách mạng là to lớn, nặng
nề, phức tạp và vẻ vang. Đảng viên khác với những người thường, đó là những người
chiến sĩ tiên phong của giai cấp, của dân tộc, nên hoàn toàn không được đại biểu
cho lợi ích cá nhân mà phải đại biểu cho lợi ích của dân tộc, của giai cấp. Mặt
khác, đảng viên sai lầm sẽ đưa quần chúng đến sai lầm, vì tính xấu của một đảng
viên, một cán bộ sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân.
NHÓM GIẢI PHÁP CƠ CHẾ, BỘ MÁY ĐỂ CHỐNG XUỐNG CẤP ĐẠO ĐỨC TRONG ĐẢNG
Đây
là nhóm giải pháp bàn đến tính khoa học của cơ chế, bộ máy, vai trò của tổ chức
như “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, với nhiều nội dung cụ
thể như công tác chính trị tư tưởng; cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền
lực; công tác kiểm tra, kỷ luật đảng; vai trò của nhân dân, v.v.. Chỉ có
bằng giải pháp cơ chế, bộ máy đúng nghĩa, thật sự và phải đào tận gốc rễ những
khuyết điểm thì mới có thể nghĩ tới cách làm của Singapore: Làm cho quan chức
không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng.
CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ VÀ LÀM NHƯ THẾ NÀO
Vấn đề tư tưởng phải được giải quyết bắt đầu từ tư tưởng,
trước khi bằng con đường tổ chức, pháp luật.
Nhãn:
chống phá,
Đảng cộng sản Việt Nam,
lý luận,
nền tảng,
tư tưởng
NHẬN DIỆN ÂM MƯU CHIA RẼ PHÁ HOẠI MỐI QUAN HỆ MẬT THIẾT GIỮA NHÂN DÂN VỚI ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
Sức mạnh của Đảng sẽ mất, nếu tách khỏi cơ sở xã hội -
chính trị là nhân dân. Đó chính là pháp lý được ghi trong Hiến pháp,
trong vị thế “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của
Nhân dân” và đạo lý sống được thừa nhận trong xã hội, với tư cách là “đứa con
nòi của giai cấp lao động” của Đảng. Chúng âm mưu đánh sập đạo lý của
Đảng chúng ta với nhân dân, phủ nhận sự chính danh, chính pháp giữa Đảng
với Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Nhãn:
âm mưu,
chia rẽ,
Đảng cộng sản Việt Nam,
mối quan hệ,
nhân dân
NHẬN DIỆN ÂM MƯU TUNG HỎA MÙ VỀ “ĐẢNG TRỊ” VÀ VU KHỐNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN
Họ bài xích Đảng, với các mánh lới và giọng điệu vừa
tinh vi, vừa trắng trợn: 1- Đảng tự cho mình đứng trên tất cả, nghị quyết của Đảng
cao hơn và bất chấp Hiến pháp, chỉ cần Hiến pháp không cần Đảng; 2- Độc đảng tất
yếu sẽ là chế độ toàn trị, cần phải đa đảng mới hy vọng có dân chủ, mới có chế
độ dân chủ; 3- Cần lập các trường phái trong Đảng mới thực sự dân chủ, nếu Đảng
muốn xây dựng nền dân chủ đích thực của đất nước; 4- Đảng tự cho mình quyền
lãnh đạo đất nước, xưa nay có Đảng đâu mà dân tộc vẫn tồn tại và phát triển; 5-
Đa thành phần kinh tế nhất định sẽ dẫn tới đa đảng chính trị; 6- Cần “phi chính
trị hóa” và tôn trọng tính độc lập của các lực lượng vũ trang, không cần sự
lãnh đạo của Đảng; 7- Giai cấp công nhân đã hết vai trò, tới lượt và chỉ có trí
thức mới là lực lượng dẫn dắt xã hội thay vì giai cấp công nhân, trong cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; 7- Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền phi chính
đáng, phi chính danh...v.v. và v.v.. Vô vàn các giọng điệu hằn học, bôi nhọ, phủ
nhận, xuyên tạc bất chấp mọi lý lẽ thông thường.
Tất cả nhằm thủ tiêu Đảng, cô lập đất nước ta và chuyển
hóa thể chế chính trị một cách nhanh nhất, ngắn nhất và nguy hiểm nhất.
NHẬN DIỆN ÂM MƯU BÔI NHỌ, XUYÊN TẠC ĐƯỜNG LỐI CHÍNH TRỊ VÀ CÔNG PHÁ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Đây là “tử huyệt” mà các luận điệu thù địch tập trung
sức công phá, ở nhiều mức độ: nhẹ thì tung hỏa mù, đánh lạc hướng, gây nên tình
trạng nghi ngờ, mất phương hướng hành động; nặng thì không từ mọi chiêu bài, thủ
đoạn nhằm phủ nhận tính cách mạng, cơ sở khoa học và bôi nhọ thực tiễn lịch sử
cách mạng nhằm xuyên tạc và phủ nhận đường lối chính trị của Đảng.
NHẬN DIỆN ÂM MƯU CÔNG PHÁ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VÀ THỦ TIÊU Ý THỨC HỆ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Với đủ giọng điệu nhiều cung bậc, họ phê phán, công
kích trực diện vào chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin... hòng làm phân tâm, gây
hoài nghi trong những người hoạch định chiến lược, bôi nhọ và cuối cùng đánh sập
nền tảng chính trị và cơ sở tư tưởng của đường lối chính trị của Đảng. Đây là
thủ đoạn hết sức thâm độc và có sức công phá lớn, nhằm thẳng vào nền tảng chính
trị tư tưởng của Đảng và tác họa khôn lường, nhằm lật đổ Đảng từ những vấn đề
căn bản, có ý nghĩa cốt tử.
Nhãn:
âm mưu,
nền tảng tư tưởng,
thế lực thù địch,
ý thức hệ
NHỮNG VẤN ĐỀ CỐT TỬ CÓ Ý NGHĨA MẤT CÒN TRONG CUỘC ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY
Nhìn toàn cục, hiện tại có thể hình dung 8 loại vấn đề
cốt tử và chủ yếu mệnh hệ chung quanh vấn đề này, mà các phần tử chống phá tập
trung mũi nhọn, bằng mọi thủ đoạn và hình thức đang ra sức công kích từ bên
ngoài và gieo rắc mối hoài nghi, chia rẽ từ bên trong. Và, ở mức độ này hay
tính chất khác, trong đội ngũ chúng ta có một số người “bị sập bẫy”, rồi phụ họa,
thậm chí ủng hộ những biểu hiện, âm mưu, thủ đoạn ấy.
Nhãn:
âm mưu,
chống phá,
Đảng cộng sản Việt Nam,
đấu tranh,
lý luận,
nền tảng tư tưởng,
thủ đoạn,
tư tưởng
ẢO TƯỞNG, BUÔNG LƠI HAY TỰ HUYỄN HOẶC MÌNH... NHẤT ĐỊNH THẤT BẠI
Khi một tư tưởng xuất hiện, tồn tại và phát triển, tự
thân nó là một cuộc đấu tranh để tự khẳng định nó; và, tranh đấu với các tư tưởng
khác, dù muốn hay không, dưới muôn ngàn hình thức, quy mô, tính chất và mức độ,
là quy luật sinh tồn của tư tưởng, đó là lẽ tự nhiên của sự phát triển. Không
có con đường nào khác.
Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020
XÂY DỰNG CÁC CƠ QUAN NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN THỰC SỰ VỮNG MẠNH ĐỂ ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC CÓ HIỆU QUẢ VỚI QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH
Xây dựng cơ quan nghiên cứu lý luận mạnh có nhiều việc
phải làm, song quan trọng là phải giải quyết tốt mối quan hệ hữu cơ giữa cơ
quan nghiên cứu lý luận với đội ngũ cán bộ lý luận. Có cơ quan nghiên cứu lý luận
mạnh mới có cán bộ lý luận mạnh; cán bộ lý luận mạnh lại là “cốt vật chất” bảo
đảm cho cơ quan nghiên cứu lý luận mạnh. Không thể có cơ quan nghiên cứu lý luận
mạnh, nếu không có được đội ngũ cán bộ lý luận mạnh; đội ngũ cán bộ lý luận mạnh
chỉ có thể phát huy tốt sức mạnh và trình độ lý luận của mình trong một môi trường
làm việc thuận lợi của cơ quan nghiên cứu lý luận thực sự vững mạnh.
BỒI DƯỠNG, XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN ĐỂ ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC CÓ HIỆU QUẢ VỚI QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH
Đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận giỏi, có trình độ
cao là cốt “vật chất” và là yêu cầu cơ bản trong xây dựng lý luận sắc bén để đấu
tranh, phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay. Nhìn
chung, hiện nay chúng ta đã có được đội ngũ cán bộ lý luận có bản lĩnh chính trị
vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, được đào tạo về chuyên môn, tâm
huyết với nghề nghiệp. Tuy nhiên, có một thực tế là: đội ngũ cán bộ lý luận còn
nhiều hạn chế, bất cập, hẫng hụt, số cán bộ trẻ chưa thay thế được cán bộ nhiều
tuổi; số cán bộ có học vị thạc sĩ, tiến sĩ, học hàm phó giáo sư, giáo sư tăng
lên, nhưng chất lượng khoa học chưa tăng nhiều, trình độ lý luận chưa thể nói
là đã cao. Không ít cán bộ lý luận có học hàm, học vị, nhưng chưa tương xứng với
học hàm, học vị đó, rất khó khăn khi viết một bài đấu tranh lý luận.
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN, TỔNG KẾT THỰC TIỄN ĐỂ ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC CÓ HIỆU QUẢ VỚI QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH
Yêu cầu cơ bản là phải nắm chắc hơn, sâu sắc hơn những
nguyên lý lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và vận dụng sáng tạo
vào thực tiễn đấu tranh, phản bác. Trong đó, cần làm rõ những giá trị bền vững;
những luận điểm lý luận đã bị lịch sử vượt qua, hoặc từng bị hiểu sai; những luận
điểm lý luận không còn phù hợp với thực tế hiện nay trong hệ thống lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
XÂY DỰNG LÝ LUẬN SẮC BÉN ĐỂ ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC CÓ HIỆU QUẢ VỚI QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH
Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp, nhanh chóng
và khó lường của tình hình thế giới, khu vực; những thuận lợi, thời cơ, triển vọng
và cả những khó khăn, thách thức mới của tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội đất nước… đã xuất hiện và phát triển những quan điểm sai trái, thù địch
với nhiều cấp độ, trình độ và hình thức biểu hiện từ nhiều đối tượng khác nhau.
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HƯỚNG THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH PHỤ NỮ, HÒA BÌNH VÀ AN NINH ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Năm 2009, tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam
đã chủ trì cuộc Thảo luận mở về chương trình phụ nữ, hòa bình và an ninh; giới
thiệu và vận động thông qua Nghị quyết số 1889 (tháng 10-2009) - nghị quyết đầu
tiên của Hội đồng Bảo an tập trung vào đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái
trong giai đoạn hậu xung đột. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam soạn thảo, chủ
trì thương lượng, thúc đẩy Hội đồng Bảo an đồng thuận thông qua Nghị quyết số
1889 về phụ nữ, hòa bình và an ninh.
SỰ THAM GIA TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH PHỤ NỮ, HÒA BÌNH VÀ AN NINH CỦA CÁC QUỐC GIA
Tại Liên hợp quốc nói chung và Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc nói riêng, các nước phát triển chủ yếu tập trung vào một số nội dung, như
chống bạo lực tình dục trong chiến tranh, xung đột; trừng phạt các lực lượng vũ
trang tại một số nước châu Phi (Xu-đăng, Công-gô, Ma-li...) vì những cáo buộc bạo
lực tình dục đối với phụ nữ tại các khu vực có xung đột, chiến tranh, đề cao
vai trò của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) trong điều tra, xét xử, thẩm quyền của
Hội đồng Bảo an đưa vấn đề nêu trên ra ICC... Nhiều nước phương Tây, như Mỹ,
Đan Mạch, Na Uy, Anh, Áo, Thụy Sỹ, Ca-na-đa... đã thông qua chương trình hành động
quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh.
KẾT QUẢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỤ NỮ, HÒA BÌNH VÀ AN NINH
Ở cấp độ toàn cầu
Một là, số lượng lãnh đạo nữ tại các cơ quan về phụ nữ,
hòa bình và an ninh Liên hợp quốc ngày càng tăng kể từ khi triển khai chương
trình phụ nữ, hòa bình và an ninh. Tính đến tháng 12-2018, phụ nữ chiếm 35% vị
trí cấp trưởng và 48% vị trí cấp phó tại các Phái bộ gìn giữ hòa bình và Phái bộ
chính trị đặc biệt của Liên hợp quốc (năm 2017 là 26% và 35%)(10). Lần đầu tiên
bổ nhiệm nữ Tổng chỉ huy các Phái bộ hòa bình Liên hợp quốc và Đại diện đặc biệt
của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về bạo lực tình dục trong xung đột vũ trang.
Thành lập Nhóm chuyên gia không chính thức (IEG) về phụ nữ, hòa bình và an ninh
và Nhóm chuyên gia về pháp luật và bạo lực tình dục trong xung đột vũ
trang.
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỤ NỮ, HÒA BÌNH VÀ AN NINH
Từ năm 2000 đến nay, tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc,
chương trình phụ nữ, hòa bình và an ninh được trao đổi, thảo luận xoay quanh
các vấn đề: 1- Tăng cường vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong tiến trình
phòng ngừa, giải quyết xung đột, xây dựng và gìn giữ hòa bình. 2- Từ năm
2008, Hội đồng Bảo an đã thông qua các Nghị quyết số 1820, 1888, 1960, 2106,
2467, nhìn nhận các hình thức bạo lực tình dục đối với phụ nữ được coi là tội
ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người; các quốc gia có vai trò và trách
nhiệm giải quyết nguồn gốc bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; nhấn mạnh vai
trò của Hội đồng Bảo an trong tăng cường giám sát việc thực thi của các bên
tham gia xung đột. 3- Thiết lập và tăng cường sử dụng các biện pháp đánh giá,
theo dõi việc thực hiện các nội dung của chương trình phụ nữ, hòa bình và an
ninh. 4- Đào tạo, tăng cường năng lực cho lực lượng phòng ngừa và giải quyết
tình trạng bạo lực tình dục trong xung đột vũ trang; kêu gọi hình thành các
nhóm chuyên gia tại nơi xảy ra bạo lực tình dục; tăng cường ngân sách dành cho
đào tạo, phân tích và các chương trình giới. 5- Vai trò của phụ nữ trong các hoạt
động gìn giữ hòa bình và phòng ngừa bạo lực tình dục trong xung đột vũ trang.
6- Vai trò của các tổ chức khu vực, tiểu khu vực trong củng cố chính sách, tăng
cường vai trò, sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong tiến trình hướng tới
bảo đảm lợi ích của phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng bởi bạo lực tình dục
trong xung đột vũ trang. 7- Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội (CSO)
trong thúc đẩy sự tham dự của phụ nữ giải quyết xung đột, giải quyết bạo lực
tình dục, xây dựng hòa bình...
VẤN ĐỀ PHỤ NỮ, HÒA BÌNH VÀ AN NINH TẠI HỘI ĐỒNG BẢO AN LUÊN HỢP QUỐC
Có thể nói, vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong
công tác gìn giữ hòa bình được Liên hợp quốc nhìn nhận kể từ khi tổ chức này ra
đời thông qua sự thành lập Ủy ban địa vị phụ nữ vào năm 1946. Nỗ lực bảo đảm
bình đẳng giới cũng ngày càng được củng cố với việc Liên hợp quốc thông qua
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (năm 1979),
Tuyên bố về việc tham gia của phụ nữ trong thúc đẩy hòa bình và hợp tác quốc tế
(năm 1982) và tổ chức các Hội nghị quốc tế về phụ nữ tại Thủ đô Bắc Kinh (Trung
Quốc, năm 1995). Đặc biệt, năm 2000, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua
Nghị quyết số 1325 về chương trình phụ nữ, hòa bình và an ninh, theo đó vấn đề
phụ nữ, hòa bình và an ninh trở thành một trong những chương trình thảo luận
chính tại Hội đồng Bảo an, sau đó được thúc đẩy tại nhiều cơ chế khác của Liên
hợp quốc. Đây được coi là văn kiện quan trọng mang tính lịch sử, đánh dấu lần
đầu tiên Hội đồng Bảo an ghi nhận ảnh hưởng của xung đột vũ trang đối với phụ nữ
và trẻ em gái; thừa nhận những giá trị và đóng góp của phụ nữ đối với gìn giữ
hòa bình, giải quyết xung đột và kiến tạo hòa bình. Nghị quyết nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ là những chủ thể
năng động trong vấn đề hòa bình và an ninh.
CHỦ ĐỘNG ĐẤU TRANH QUỐC PHÒNG, NGĂN NGỪA CÁC NGUY CƠ XUNG ĐỘT, CHIẾN TRANH
Chủ động đấu tranh quốc phòng, ngăn ngừa các nguy cơ
xung đột, chiến tranh. Đây là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng, làm cho
đất nước không phải đối mặt với nguy cơ xung đột và chiến tranh. Muốn vậy,
chúng ta phải thường xuyên nắm chắc và đánh giá đúng tình hình mọi mặt, chủ động
dự báo, nhất là dự báo về chiến lược, về quốc phòng và các tình huống liên quan
đến xung đột, chiến tranh. Chuẩn bị tâm lý, ý chí, quyết tâm cho Quân đội và
nhân dân; xây dựng các phương án, kế hoạch tác chiến và đấu tranh chặt chẽ. Chủ
động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực
thù địch, nhất là chiến lược “Diễn biến hòa bình” của chúng; có kế hoạch đấu
tranh phản bác luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động. Phát hiện
sớm, triệt tiêu các mầm mống có thể dẫn đến xung đột, chiến tranh, gây rối, biểu
tình, bạo loạn, ly khai,… không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập;
ngăn chặn bùng phát các hoạt động lợi dụng tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền,
tranh chấp trên Biển Đông để chống phá Đảng và Nhà nước. Chủ động nắm, đánh
giá, dự báo tình hình, có kế sách, phương án xử lý kịp thời, hiệu quả các tình
huống quốc phòng, an ninh, nhất là các tình huống xảy ra trên biên giới, biển,
đảo. Coi trọng đấu tranh trên thực địa kết hợp với đấu tranh trên mặt trận ngoại
giao; kiên trì phương châm giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp
hòa bình.
Nhãn:
chiến tranh,
đấu tranh,
ngăn ngừa,
quốc phòng,
xung đột
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)