Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

ÂM MƯU XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH TÔN GIÁO VIỆT NAM CỦA DANLAMBAO

Khi nhắc đến trang "Danlambao" thì chắc hẳn bạn đọc không còn xa lạ với những bài viết có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, bóp méo chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đưa tin trái với thực tế. Thời gian qua, Danlambao có đăng tải bải viết “Tổ chức nào có khả năng thay đổi chế độ tại Việt Nam” của Nguyễn Hùng và Trần Hoài Nam xuyên tạc, bóp méo chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước và tình hình tôn giáo ở Việt Nam nhằm khiến cho người dân có cái nhìn không tốt với Nhà nước, kích động giáo dân chống Đảng, Nhà nước, kêu gọi lật đổ chế độ. Sau đây tác giả xin mạn phép làm rõ bộ mặt xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Thứ nhất, bài viết đã xuyên tạc trắng trợn tình hình tôn giáo ở Việt Nam với luận điệu xuyên tạc rằng Đảng Cộng sản "thẳng tay tiêu diệt, đàn áp tôn giáo hoặc thâm nhập và lũng đoạn các tôn giáo lơn có uy tín, đặc biệt là Phật giáo". Đây là một thủ đoạn vu cáo, bịa đặt trắng trợn về tình hình tôn giáo. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động của các tổ chức giáo dân theo phương châm “Tốt đời, đẹp đạo, kính chúa yêu nước” hay “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc”. Và minh chứng rõ nhất cho tình  hình tôn giáo ở Việt Nam là người dân theo đạo ngày càng tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cố gắng phấn đấu xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
Thứ hai, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được thể hiện trong pháp luật Việt Nam cụ thể như: Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo tại Điều 8 quy định: “Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác”. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tại Điều 24 quy định: “(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng. (2) Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. (3) Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Thứ ba, hiện nay có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 01 pháp môn tu hành đã được công nhận và cấp đăng ký hoạt động, với khoảng 30 triệu tín đồ, trên 100 nghìn chức sắc, chức việc, nhà tu hành, hàng chục cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, hàng chục nghìn cơ sở thờ tự... Hằng năm, có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành được duy trì, mở rộng. Nhiều chức sắc và nhà tu hành Việt Nam được cử đi đào tạo ở các nước Mỹ, Pháp, Ấn Ðộ,  I-ta-lia.... Đại diện chức sắc các tôn giáo Việt Nam đã tham gia đối thoại tôn giáo, tín ngưỡng, giao lưu học hỏi, trao đổi giáo lý và giáo luật tại các diễn đàn lớn. Các tổ chức quốc tế về nhân quyền và tôn giáo  đã nhiều lần đến thăm, khảo sát thực tế và thừa nhận rằng việc đảm bảo quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ. Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb cũng đánh giá: “Cho dù vẫn còn những quan điểm cá nhân về một vài vụ việc cụ thể liên quan đến tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận những tiến bộ về tự do tôn giáo tại Việt Nam…”.
Bên cạnh đó, bài viết còn chia rẽ, kích động giáo dân chính quyền với luận điệu xuyên tạc “người dân Việt không thể trông chờ vào Phật giáo để thoát khỏi ách cộng sản mà phải đặt toàn bộ niềm hy vọng đó vào Giáo hội Thiên Chúa giáo”. Thực tiễn ở Việt Nam chứng minh, giữa lý tưởng của tôn giáo với mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa có nhiều điểm “tương đồng”. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Mục đích cao cả của Phật Thích ca và Chúa Giêsu đều giống nhau: Thích ca và Giêsu đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng”. Còn: “Chúng ta kháng chiến cứu nước, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải cách ruộng đất làm cho người cày có ruộng, tín ngưỡng tự do. Như thế, những việc Chính phủ và nhân dân ta làm, đều hợp với tinh thần “Phúc âm”. Nghị quyết số 25NQ/TW Hội nghị Trung ương 7, khóa IX đã chỉ rõ: “Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với mục tiêu chung”. Đó chính là mẫu số chung để gắn kết đồng bào các tôn giáo với toàn thể nhân dân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vậy thì hà cớ gì các phần tử phản động lại xúi giục giáo dân lật đổ chế độ tốt đẹp ở Việt Nam, đi ngược với lời răn dạy trong giáo lý của tôn giáo?.
Vì vậy, nhân dân nói chung và giáo dân nói riêng cần phải cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc, kích động, bịa đặt của các phần tử chống đối, các tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam ở nước ngoài. Hãy cùng nhau đập tan mọi âm mưu xấu xa phá hoại Tổ quốc và lừa bịp người dân để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét