Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Nhận diện một số luận điểm “coi chủ nghĩa xã hội chỉ là ảo tưởng”

Ngay từ khi mới ra đời cũng như suốt quá trình tồn tại, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng đã bị các kẻ thù chống phá quyết liệt. Đặc biệt sau sự kiện chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đổ vỡ, chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào thoái trào, không ít học giả trong và ngoài nước đã tung hô về “cái chết” của chủ nghĩa Mác - Lênin, “sự cáo chung” của chủ nghĩa cộng sản dựa trên học thuyết Mác.
Cùng với sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới là một số hạn chế, yếu kém trong quá trình cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, sự phát triển, “điều chỉnh”, “thích nghi” của chủ nghĩa tư bản hiện đại... càng làm cho những luận điệu chống phá, bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, chủ nghĩa xã hội hiện thực nói riêng có “mảnh đất” để phát triển cả về nội dung và hình. thức. Họ đưa ra nhiều căn cứ phủ định chủ nghĩa xã hội và cho rằng: chủ nghĩa xã hội chỉ là ảo tưởng không bao giờ thực hiện được.
Thứ nhất, nó được “dựng” nên từ “một hệ thống triết học tư biện” chứ không phải từ hiện thực khách quan. “Lý luận của Mác về lý luận chủ nghĩa xã hội vẫn chỉ là những tư biện triết học, không thể căn cứ vào đó xây dựng thành một cương lĩnh chính trị cải tạo xã hội”. Họ cho rằng chủ nghĩa Mác hạn chế ngay ở cách thức cụ thể mà Mác đã sử dụng để luận giải về sự ra đời của chủ nghĩa xã hội đó là: “khởi đầu từ những hiện tượng có thực, trong những hiện tượng có thực ấy, rút ra một số thuộc tính nào đó được coi là quan trọng nhất rồi căn cứ vào đó đẩy đến tận cùng hậu quả của chúng”. Cùng với luận điểm này, có người cho rằng, khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, Mác đã “triết học hóa tư bản”, “triết học hóa lao động”, “triết học hóa các mâu thuẫn”... Tựu trung, theo họ, cơ sở lý luận học thuyết của Mác đều là sự trừu tượng hóa, triết học hóa chứ không phải từ hiện thực khách quan.
Thứ hai, sẽ không thể có một xã hội hoàn hảo như chủ nghĩa Mác - Lênin đặt ra. Luận điểm này cho rằng “Chủ nghĩa Mác là một giấc mơ về xã hội không tưởng. Nó đặt niềm tin vào một xã hội hoàn hảo, không có khổ cực, đau buồn, bạo lực và mâu thuẫn”. Xã hội tương lai của C.Mác, theo họ là một xã hội tốt đẹp nhưng không thể thực hiện được vì trong thực tế cuộc sống có nhiều bất trắc, rủi ro không thể lường hết được: “Tính chất lãng mạn, hùng tráng, hòa hợp và hoàn hảo của cái thế giới tương lai... rất khó có thể được xem là một cương lĩnh khả thi cho bất cứ lực lượng chính trị nào muốn phát khởi sự nghiệp của mình từ cuộc sống trần tục đầy bất trắc, khó lường là cái thế giới mà chúng ta đang sống”.
Thực chất, luận điểm này đã 'đồng nhất một số phác thảo của các nhà kinh điển về xã hội tương lai với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản phát triển đầy đủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét