Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Gần đây, một số cơ quan truyền thông như đài VOA, trang tin điện t www.khmerkrom.org,www.champaka.info, ...) tung tin một số tổ chức thù địch, phản động người Việt Nam ở nước ngoài rêu rao về cái gọi là: “chính sách ngược đãi các dân tộc thiểu số đang diễn ra ở Việt Nam”. Đây là luận điệu hoàn toàn sai trái với thực tế những gì đang diễn ra trên đất nước ta.
Từ văn bản, luật pháp, chính sách đến thực tế hành động, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định đoàn kết các dân tộc, chăm lo oải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và là bản chất tốt đẹp của chế độ ta.
Ngay sau khi giành chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc và tình cảm với đồng bào các dân tộc, thể hiện tư tưởng chỉ đạo về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số Nam bộ năm 1946, Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em một thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân tộc, chính sách dân tộc được ghi trong Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về công tác dân tộc là: ...“đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam” và “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đnhau giữa các dân tộc,...chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc”.
Để thể chế hóa các quan điểm, nguyên tắc của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành hiến pháp, các bộ luật thể hiện nội dung về chính sách dân tộc. Trong Hiến pháp năm 1946, Bản Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thể hiện rõ chính sách đại đoàn kết, quyền bình đẳng của mọi công dân, không phân biệt đối xử vi bất kỳ dân tộc nào:
“Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có nhiều khó khăn, chậm phát triển, Nhà nước có chính sách giúp đỡ, để cùng nhau phát triển”; “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung”.
Năm 2013, Nhà nước ta ban hành bản Hiến pháp mới, một lần nữa Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khẳng định rõ chính sách đoàn kết, không phân biệt và giúp nhau giữa các dân tộc. Bên cạnh đó, Quốc hội đã ban hành nhiều luật liên quan đến quyền lợi các dân tộc thiểu số như: Luật Giáo dục, Luật Bảo hiểm y tế, Luật chăm sóc sức khỏe nhân dân, Luật Khám, chữa bệnh, Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật, Luật Bình đẳng gii... Nhằm cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng, luật pháp của Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc. Chỉ tính riêng trong 5 năm (2006-2012) Chính phủ đã ban hành 160 văn bản qui phạm pháp luật gồm: 14 Nghị định của Chính phủ, 40 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 27 văn bản phê duyệt đề án, 26 văn bản liên tịch giữa các bộ, ngành và 51 văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ. Mặc dù trong bối cảnh các nền kinh tế thế giới suy thoái, tình hình kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng trong giai đoạn 2006 - 2012, Chính phủ đã cố gắng dành ra 54.776 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, để thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, tốc độ tăng bình quân 20%/ năm.
Nhờ thực hiện chính sách đúng đắn của Nhà nước, thực tế các dân tộc thiểu số nước ta đã được bình đẳng về chính trị, đời sống được cải thiện, văn hóa truyền thống được bảo tồn, chữ viết, tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào được tôn trọng, các quyền của công dân ngày càng được bảo đảm./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét