V.I.Lênin đã trực tiếp soạn thảo ra “Đề
cương về cách mạng văn hóa” trong tình cảnh khó khăn lớn nhất của cuộc cách mạng
văn hóa ở nước Nga là “rất nhiều dân tộc ít người trong đế quốc Nga trước có
hơn 90% dân cư không biết chữ ” và sự chống phá quyết liệt của kẻ thù với cái gọi
là “Sự cáo chung của nền văn minh”, “Sự sụp đổ của nền văn hóa” ở nước Nga. Để
vượt qua những khó khăn ấy, Đảng và Nhà nước Xôviết đã thi hành mọi biện pháp nhằm tiến
hành từng bước cuộc cách mạng văn hóa, trước mắt là nâng cao trình độ văn hóa của
nhân dân, nhanh chóng đào tạo một đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật phục vụ
cho công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Ngay sau Cách mạng Tháng Mười, Hội đồng Dân ủy đã ra một sắc luật quan
trọng “Về việc tách nhà thờ khỏi nhà nước, tách trường học khỏi nhà thờ”; ra Chỉ
thị “Về việc thanh toán nạn mù chữ trong nhân dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết
Liên bang Nga”. Đảng và Nhà nước Nga đã ưu tiên cho phát triển giáo dục phổ
thông, xây dựng đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa, đào tạo đội ngũ công nhân
lành nghề, kỹ thuật… bảo đảm cho “Tất cả người cần lao của Nga” được hưởng “nền
giáo dục phổ thông đầy đủ và miễn phí”; được bảo đảm quyền ngôn luận, báo chí
và tụ họp cũng như “tự do tôn giáo”.
Thắng
lợi của Cách mạng Tháng Mười đã cứu vãn nền văn hóa Nga đang suy sụp dưới chế độ
Nga hoàng, đồng thời mở đầu một giai đoạn phát triển rực rỡ của nền văn hóa các
dân tộc Xôviết dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin và sức sống của chủ nghĩa xã
hội. Bằng lao động sáng tạo và sự hy sinh to lớn, nhân dân Nga và Liên Xô đã
xây dựng nên một nền văn hóa vô sản - văn hóa xã hội chủ nghĩa. Lần đầu tiên
trong lịch sử loài người, sự áp bức, nô dịch về văn hóa, tư tưởng, tinh thần của
giai cấp bóc lột đối với nhân dân lao động đã bị xóa bỏ, những thành tựu của nền
văn hóa Xôviết đã trở thành tài sản chung của nhân loại tiến bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét