Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA ĐÃ KHAI SINH RA NHÀ NƯỚC VÔ SẢN ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI


Cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực đã được 100 năm, với những thành tựu vĩ đại, khẳng định giá trị vĩnh hằng đối với thời đại. Vậy mà, trong suốt chiều dài lịch sử ấy, không ít những luận điệu sai trái phủ nhận giá trị của cuộc cách mạng này. Một trong những nội dung mà chúng xuyên tạc, phủ nhận là sự ra đời của Nhà nước vô sản – Nhà nước kiểu mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Cách mạng Tháng Mười đã khai sinh ra nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, thiết lập nền chuyên chính cách mạng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân (GCCN) và quần chúng lao động. Ngay trong đêm 25/10/1917, Đại hội lần thứ II Xô Viết toàn Nga đã họp ra tuyên bố thành lập chính quyền Xôviết do V.I.Lênin đứng đầu. Để thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, sa thải, cách chức các quan lại và tay chân của chính phủ lâm thời, ngày 20/12/1917, V.I.Lênin ký sắc luật thành lập Ủy ban đặc biệt toàn Nga - cơ quan an ninh quốc gia trực thuộc Hội đồng các ủy viên nhân dân. Ngay sau thành lập, y ban đặc biệt này đã có công lao to lớn trong việc đập tan các tổ chức phản cách mạng và hành động phá hoại của chúng, bảo vệ Nhà nước XHCN. Tiếp đó, Ngày 15/1/1918, Hội đồng các ủy viên nhân dân đã ban bố Sắc lệnh thành lập Hồng quân công nông và ngày 29/1/1918, ban bố Sắc luật thành lập Hồng hải quân công nông (Hạm đội Đỏ).
Co thể nói, chỉ trong 3 tháng sau khi Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, bộ máy nhà nước chuyên chính vô sản được thiết lập và hoàn thiện từng bước từ Trung ương đến địa phương. Đó là, Ban chấp hành Trung ương các Xô viết toàn Nga, Hội đng ủy viên nhân dân (chính phủ), các cơ quan Trung ương và Xô viết các cấp. Vấn đề cơ bản nhất của cuộc cách mạng vô sản để bảo đảm sự thống trị chính trị của giai cấp công nhân - Vấn đề chính quyền vô sản chính thức trở thành hiện thực.
Với sự ra đời của Nhà nước Xô viết - một nhà nước kiểu mới, GCCN và quần chúng lao động Nga từ thân phận nô lệ, bị áp bức, bóc lột trở thành người làm chủ xã hội chân chính, giành chính quyền về tay mình, tổ chức cải tạo và xây dựng xã hội mới. Từ đây, những tàn tích của chế độ chuyên chế phong kiến Sa Hoàng và tư sản phản động đã bị xóa bỏ. Lênin đã viết: Đã lâu rồi, đã hàng bao thế kỷ nay, thậm chí hàng ngàn năm nay, nhân loại mong ước thủ tiêu "lập tức" mọi sự bóc lột. Bởi vì, trước Cách mạng Tháng Mười, những mong muốn, ước vọng của nhân dân lao động vẫn chỉ là những điều xa vời, họ không tìm ra được con đường, cách thức để thực sự giải phóng mình khỏi áp bức, bóc lột, bất công. Cũng có không ít các cuộc đấu tranh, có cả cuộc cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ xã hội cũ, thiết lập xã hội mới, song hầu như đã thất bại. Cách mạng Tháng Mười thành công, lý tưởng về giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, con người, nhân loại mới thành hiện hiện thực.
 Đó là cuộc cách mạng “giành được nước Nga từ trong tay bọn nhà giàu để giao lại cho những người nghèo, từ trong tay bọn bóc lột để giao lại những người lao động”[1]. Sự phát triển tất nhiên của cuộc cách mạng như thế là quyền lực chính trị, xã hội thuộc về nhân dân lao động, thể hiện tập trung ở nhà nước. Đó là “vấn đề cơ bản” của cách mạng để GCCN và quần chúng lao động Nga bắt tay vào xây dựng bộ máy nhà nước thực sự là “công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân”. V.I.Lênin đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với xây việc củng cố, xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh thực hiện các chức năng quản lý và tổ chức xây dựng xã hội mới. Chính quyền Xô viết đã ban hành hàng loạt các đạo luật, sắc lệnh và yêu cầu phải xây dựng hệ thống tổ chức nhà nước từ Trung ương đến địa phương, cùng với hệ thống cơ chế đảm bảo cho nhà nước vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đặc biệt, V.I.Lênin đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thực sự gương mẫu, “Sống trong lòng quần chúng. Biết tâm trạng quần chúng… Giành được lòng tin tuyệt đối của quần chúng”[2]. Đồng thời, V.I.Lênin cùng với những người Bônsêvich kiên quyết đấu tranh “không khoan nhượng” với tệ quan liêu, tham nhũng; kiên quyết “chống hiện tượng không dứt khoát, không rành mạch về nhiệm vụ được giao và hiện tượng vô trách nhiệm ở mỗi người”[3].
Sự ra đời đời của Nhà nước vô sản là tiền đề cho việc sáng tạo ra các lĩnh vực khác đời sống xã hội. Đó là điều không thể phủ nhận.
                                                                                                                                               



[1] V.I.Lênin, Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, M, 1975, tr 209.
[2] V.I.Lênin, Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, M, 1975, tr 608.
[3] V.I.Lênin, Sách đã dẫn, tập 45, tr. 181.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét