Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

LUẬN CỨ PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM: “ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ BỊ NGƯỢC ĐÃI, PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ”

Các dân tộc thiểu số đã được bình đẳng về chính trị
Thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các dân tộc thiểu số nước ta đã được bình đẳng trong tham chính, quản lý đất nước: Số lượng đại biểu là dân tộc thiểu số trong các khóa Quốc hội luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong tổng dân số cả nước. Trong các nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số luôn cao hơn tỷ lệ dân số dân tộc thiểu số trong tổng dân số nước ta. Ở các địa phương, người dân tộc thiểu số tham gia đại biểu Hội đồng nhân dân cũng chiếm tỷ lệ cao.
Nhiều người dân tộc thiểu số đã và đang giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan lãnh đạo, các cơ quan quyền lực của đất nước như: nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc...
Đi sống đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện
Nh  đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, bộ mặt vùng dân tộc và miền núi nước ta đã thay đổi rõ rệt, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc được cải thiện. Nhà nước có nhiều chính sách, chương trình, dự án về dạy nghề, giải quyết việc làm, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số có việc làm, thu nhập, cải thiện đi sống. Từ những năm 90 (thế kỷ XX) đến nay, Chính phủ tập trung chỉ đạo đầu tư và nguồn lực thực hiện các chính sách giảm nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Một số chương trình nổi bật như: Chương trình phát triển kinh, tế - xã hội các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn (Chương trình 135) và 12 chương trình ưu đãi cho hộ nghèo, dân tộc thiểu số, gia đình chính sách để đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, làm nhà ở, định canh, định cư, nước sạch và vệ sinh môi trường, hỗ trợ cho sinh viên, học sinh đi học...
Để chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc thiểu số, Chính phủ đã thực hiện các chính sách: Các chương trình quốc gia về tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, chương trình phòng chống các bệnh sốt rét, bướu cổ và các bệnh nguy hiểm ở vùng dân tộc, cấp thẻ bảo hiểm у tế cho toàn bộ người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống vùng khó khăn và xây dựng cơ sở khám chữa bệnh ở cơ sở.
Về giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Ngay từ khi giành chính quyền, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số. Đến nay, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: Đã hoàn thành chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học: 100% xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học, hơn 80% xã đặc biệt khó khăn hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và gần 90% số xã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở
Để đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, nhà nước đã phát triển các loại hình trường nội trú, bán trú, dự bị đại học dân tộc.
Văn hóa truyền thống được bảo tồn, tiếng nói, chữ viết, tôn giáo, tín ngưng của các dân tộc thiểu số được tôn trọng
Trái với luận điệu của các thế lực thù địch là: “Các dân tộc thiểu số đang bị đồng hóa, phân biệt đối xử vì khác biệt văn hóa,...”, thực tế Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng đến các công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc. Ngày 14/1/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về Công tác Dân tộc, trong đó quy định: Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam; hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ viết. Các dân tộc có trách nhiệm giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình phù hợp với quy định của pháp luật; xây dựng, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống...
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” tập trung ưu tiên bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít ngưi. Nhờ các chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, văn hóa truyền thống của các dân tộc được tôn vinh, từng bước đưc bảo tồn, đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số được cải thiện, mức hưng thụ văn hóa được nâng cao.
Chính phủ thực hiện chương trình cấp miễn phí đến tận thôn, bản, ấp 19 loại báo, tạp chí vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam không ngừng mở rộng diện phủ sóng rộng khắp trong cả nước, tới các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Chính phủ Việt Nam tạo mọi điều kiện để người dân trong đó có người dân tộc thiểu số tiếp cận, khai thác và sử dụng rộng rãi thông tin trên mạng Internet. Mạng lưới Internet đã hình thành cung cấp dịch vụ đến tận xã, thôn, bản cho 63 tỉnh, thành phố, kể cả vùng sâu, vùng xa.
Quyền được sử dụng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số được tôn trọng, Nhà nước có nhiều chính sách bảo tồn, sử dụng và phát triển ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Từ những năm 60 (thế kỷ XX) Chính phủ đã xây dựng chữ viết cho các dân tộc thiểu số. Sau quá trình thực hiện, tổng kết, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thưng xuyên.
Về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số đã được quy định trong Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam. Nhà nước tôn trọng tự do tín ngưỡng, không phân biệt đối xử giữa những người theo tôn giáo và những người không theo tôn giáo, giữa các tôn giáo khác nhau, giữa những người dân tộc thiểu số theo tôn giáo và người Kinh theo tôn giáo.
Những kết quả trong thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội đối với các dân tộc của Chính phủ Việt Nam, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao là những minh chứng hùng hồn phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, vu khống về cái gọi là “đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam bị ngược đãi, phân biệt đối xử” của các thế lực thù địch./.   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét