Thứ
nhất, học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội không phải là “hệ thống tự biện ”, vì
trong khoa học, để tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng thì không
chỉ nghiên cứu một sự vật, hiện tượng cụ thể mà phải thông qua nhiều sự vật, hiện
tượng từ đó tìm ra các thuộc tính chung nhất của nó. Do đó, bất kỳ nghiên cứu
khoa học nào cũng cần đến thuộc tính trừu tượng hóa, khái quát hóa. Nghiên cứu
lịch sử phát triển nhân loại, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hay những yếu
tố cấu thành của phương thức sản xuất tư bản cũng không thể không trừu tượng
hóa những đối tượng ấy. Vấn đề đặt ra là, sự trừu tượng hóa ấy có phản ánh đúng
bản chất, quy luật của hiện thực khách quan không. Nếu phản ánh đúng bản chất,
quy luật, chúng ta có cơ sở khoa học để dự báo sự vận động phát triển của nó;
ngược lại nếu phản ánh sai sẽ có dự báo sai sự vận động, phát triển của sự vật.
Do vậy, học thuyết Mác không phải là “tự biện”.
Thứ
hai, chủ nghĩa xã hội dựa trên học thuyết Mác ra đời xuất phát từ “mảnh đất hiện
thực” khách quan
Học
thuyết Mác ra đời dựa trên những điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của châu Âu từ
khi chủ nghĩa tư bản ra đời và những tiền đề văn hóa, tư tưởng của nhân loại đạt
được trong suốt chiều dài lịch sử cho đến thời đại của các ông. Với sự uyên bác
về trí tuệ, sự gắn bó mật thiết với phong trào công nhân ở khắp các nước châu
Âu, với thiên tài trong kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, C.Mác và Ph.Ăngghen
đã tìm ra được quy luật vận động của xã hội loài người, đặc biệt là quy luật vận
động của chủ nghĩa tư bản thông qua ba phát hiện vĩ đại: Học thuyết về hình
thái kinh tế - xã hội, học thuyết về giá trị thặng dư và sau này (như Lênin đã
bổ sung) là học thuyết về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân. Đến
thời đại của mình, V.I.Lênin đã bảo vệ, bổ sung, phát triển học thuyết Mác về
chủ nghĩa xã hội dựa trên việc nghiên cứu “mảnh đất hiện thực” của chủ nghĩa tư
bản đã chuyển sang thời kỳ đế quốc, bộc lộ tất cả các mặt “thối nát” của chúng
và thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động chống
chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa trên khắp các châu lục, đặc biệt là thực
tiễn của nước Nga lúc đó.
Thứ
ba, chủ nghĩa xã hội đã và đang là hiện thực của lịch sử nhân loại
Đầu
thế kỷ XX, sau thắng lợi Cách mạng tháng Mười, dưới sự lãnh đạo của đảng
Bônsêvích, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã tiến hành xây dựng đất
nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đây là bước ngoặt to lớn đánh dấu chủ nghĩa
xã hội từ lý luận trở thành hiện thực. Cách mạng tháng Mười đã chứng minh trên
thực tế những dự báo của C.Mác và Ph.Ăngghen về tính tất yếu của ra đời hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản là có cơ sở khoa học. Nó cũng mở ra cho nhân loại
một xu hướng mới về xây dựng xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái, đối lập với
chế độ áp bức, bóc lột, bất công tư bản chủ nghĩa.
Từ
một nước tư bản phát triển ở trình độ lạc hậu so với châu Âu đương thời, Liên
bang xã hội chủ nghĩa Xô-viết đã mau chóng vươn lên trở thành một siêu cường.
Những công tích vĩ đại mà Liên Xô đã đạt được trên mọi phương diện của đời sống
xã hội và trong sự nghiệp cứu nhân loại thoát khỏi thảm họa phát xít trong chiến
tranh thế giới thứ hai là một thực tế hào hùng không thể phủ nhận.
Cũng
chính vì thế mà chỉ hơn 40 năm sau đó, chủ nghĩa xã hội hiện thực từ một nước
đã phát triển thành một hệ thống thế giới, có mặt tại ba châu lục lớn là châu
Âu, châu Á và châu Mỹ Latinh đã góp phần làm thay đổi cơ bản số phận của nhiều
quốc gia - dân tộc, của hàng tỉ người dân trên toàn thế giới.
Cho
đến nay, mặc dù hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện thực thế giới đã tan rã, nhưng
không ai có thể phủ nhận sự tồn tại khách quan và những ưu việt của nó. Đặc biệt
những thành công bước đầu nhưng hết sức quan trọng trong công cuộc cải cách, đổi
mới ở các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam; tinh thần “chủ nghĩa
xã hội thế kỷ XXI” ở các nước Mỹ La tinh... đang chứng minh cho lý tưởng xã hội
chủ nghĩa vẫn có sức sống trường kỳ cùng nhân loại./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét