Gần 70 năm sau “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Cách mạng
Tháng Mười thắng lợi, chủ nghĩa xã hội - cái “bóng ma” luôn ám ảnh châu Âu đã
trở thành hiện thực ở nước Nga. Những
nguyên lý
của chủ nghĩa xã hội khoa học đã được Đảng Cộng sản (b) Nga và V.I.Lênin phát
triển và vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào thực tiễn nước Nga, lãnh đạo nhân dân tiến
hành cuộc cách mạng “rung chuyển thế giới” lật đổ chính phủ tư sản lâm thời,
thiết lập các Xôviết công - nông. Giai cấp công nhân Nga đã trở thành giai cấp
lãnh đạo xã hội, giai cấp cầm quyền, Đảng Cộng sản (b) Nga trở thành Đảng lãnh
đạo Nhà nước Xôviết -
Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, mở đầu
“sự nghiệp sáng tạo ra một kiểu chế độ nhà nước xưa nay chưa từng có trong lịch
sử nhân loại”. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của chính quyền tư sản phản động và
phong kiến chuyên chế, trở thành người làm chủ xã
hội mới - xã hội dân chủ, công bằng, bình đẳng, không còn người bóc lột người. V.I.Lênin, khẳng định: “chỉ có nước Nga Xôviết mới mang lại cho giai cấp vô sản
và tuyệt đại đa số nhân dân lao động nước Nga một quyền tự do và một nền dân chủ
chưa hề có”.
Nếu C.Mác và Ph.Ăngghen đã có công làm cho chủ
nghĩa xã hội từ không tưởng trở
thành khoa học, thì V.I.Lênin lại có công phát triển và bảo đảm cho lý luận của
chủ
nghĩa xã hội khoa học trở thành
sức mạnh vật chất và tinh thần trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng
ấy nhằm thực hiện mục tiêu, lý tưởng giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải
phóng xã hội và giải phóng con người, xây dựng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa
do nhân dân lao động làm chủ. Đó là sự nghiệp cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản (b) Nga, giai
cấp vô sản đoàn kết lại, liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và binh lính
đã tạo thành sức mạnh vô địch đập tan bộ máy chính quyền của giai cấp tư sản và
giai cấp địa chủ, thiết lập Nhà nước Xôviết, mở ra cơ hội để hiện thực hóa mục
tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân, để cải tạo những tàn dư của xã hội cũ,
xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở nước Nga.
Thắng
lợi của Cách mạng Tháng Mười đã khẳng định tính đúng đắn và làm phong phú thêm
nhiều luận điểm lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học về mục tiêu lý tưởng, con
đường và lực lượng của cách mạng vô sản, mở ra cơ hội để xây dựng chủ nghĩa xã hội
trên thực tế. Chính lý tưởng, con đường của Cách mạng Tháng Mười đã trở thành sức
mạnh vật chất và tinh thần to lớn của toàn thể nhân dân Xôviết bảo vệ thành
công chính quyền công nông non trẻ trước sự chống phá điên cuồng của kẻ thù
trong nước và sự can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc, giữ vững chính quyền Xôviết,
hoàn thiện hệ thống chuyên chính vô sản; thực hiện chính sách kinh tế mới
(NEP), tiến hành điện khí hóa toàn quốc, tổ chức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô; tăng cường liên minh công nông, trí thức, đoàn kết dân tộc… Đã đưa
Liên Xô lạc hậu trở thành một cường quốc trên thế giới, cứu nhân loại khỏi thảm
họa phát xít trong chiến tranh thế giới lần thứ hai (1941-1945), tạo thời cơ để
hàng chục quốc gia tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, giành
được độc lập dân tộc, nhiều nước đã lựa chọn con đường phát triển chủ nghĩa xã
hội. Hệ thống chủ nghĩa tư bản đã bị phá vỡ một mảng lớn, Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, đời sống nhân
dân được cải thiện, từng là chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới,
góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng
Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu thời đại
mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
trên toàn thế giới”.
Quá trình phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới với những thành tựu
vĩ đại và tính ưu việt của nó là thực tiễn sinh động không thể phủ nhận tính
cách mạng, khoa học của lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học trong hiện thực và tiếp
tục phát triển, hoàn thiện về mục tiêu, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chủ nghĩa tư bản./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét