Gần
đây, trên các trang mạng xã hội, không ít người đã cho rằng, trong thời đại
ngày nay, chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, không còn giá trị, đã mất ý nghĩa
và tác dụng. Họ khuyên Đảng Cộng sản Việt Nam không nên lấy chủ nghĩa Mác -
Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và cách mạng
Việt Nam; không thể dựa vào chủ nghĩa Mác - Lênin để xây dựng chế độ xã hội mới
tốt đẹp. Đảng cần “thay máu” cho hệ tư tưởng và tìm một con đường khác để phát
triển đất nước theo gương chủ nghĩa tư bản.
Tại
sao những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta lại cố tình xuyên tạc,
bóp méo sự thật, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, coi chủ nghĩa Mác - Lênin đã
“cáo chung” kể từ sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xôviết ở Liên Xô
và Đông Âu sụp đổ? Dựa và đâu họ lại hả hê tuyên bố rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin
đã cũ, đã lỗi thời, lạc hậu; không còn đóng vai trò là nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam? Có nhiều lời giải đáp
khác nhau, song về cơ bản, những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước
ta đã cố tình áp đặt quan điểm duy tâm chủ quan để thay thế quan điểm khách
quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng, họ mưu toan “đánh tráo khái niệm”, “tung
hỏa mù”, dùng phép ngụy biện để lừa gạt những người “nhẹ dạ cả tin” do trình độ
nhận thức, sự hiểu biết về bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác -
Lênin còn hạn chế.
Sự thật là chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời từ những
năm 40 của thế kỷ thứ XIX ở nước Đức, trong những điều kiện lịch sử cụ thể gắn
với sự phát triển chín muồi của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, gắn với
các tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… của châu Âu thời ấy. Đương
nhiên, bối cảnh lịch sử những năm 40 của thế kỷ thứ XIX hoàn toàn khác bối cảnh
lịch sử ngày nay. Những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta đã bám
vào sự kiện ấy để thổi phồng tính lịch sử và vu khống rằng, quan điểm của C.Mác
và Ph.Ăngghen không còn phù hợp với cuộc sống đương đại, thời toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế. Hơn thế nữa, chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở Liên Xô
và các nước chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu theo học thuyết Mác - Lênin, đã sụp đổ.
Điều đó có nghĩa là chủ nghĩa Mác - Lênin đã sai lầm.
Chúng
ta ai cũng biết rằng, C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập chủ nghĩa Mác - học thuyết
khoa học, cách mạng trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa trí
tuệ của nhân loại, đặc biệt là, kế thừa những “hạt nhân hợp lý” trong phép biện
chứng duy tâm khách quan của Hêghen, chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc; học
thuyết kinh tế chính trị của Adam Smith và David Ricado; những tư tưởng tiến bộ
về xã hội của các nhà tư tưởng Pháp: Xanhximông, Phuriê, Owen và những phát
minh “vạch thời đại” của khoa học tự nhiện. Đồng thời, với kết quả lao động
khoa học nghiêm túc, kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập chủ nghĩa Mác - một học thuyết
khoa học, cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Đây là học thuyết duy
nhất từ trước đến nay bàn về mục tiêu, con đường, lực lượng, phương thức, biện
pháp và điều kiện đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công; thực hiện giải
phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người và
giải phóng nhân loại.
Trong
điều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác; đưa trung tâm phong trào cách mạng từ nước Đức về nước Nga, bổ sung,
phát triển chủ nghĩa Mác trên cả ba phương diện: triết học, kinh tế chính trị
và chủ nghĩa xã hội khoa học, làm sâu sắc và giải đáp rõ ràng nhiều vấn đề mới
mà các bậc tiền bối và thời đại đặt ra; đáng kể là học thuyết về khả năng thắng
lợi của cách mạng vô sản ở một nước tư bản riêng biệt, nơi tập trung những mâu
thuẫn sâu sắc của hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, V.I.Lênin
đã xây dựng học thuyết về chính đảng mácxít kiểu mới, cùng với Đảng Bônsêvich
Nga, đã lãnh đạo nhân dân Nga làm cuộc Cách mạng Tháng Mười thành công năm
1917, mở ra thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội. Qua đó, vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nước Nga và Liên bang Xôviết.
Mặc
dù hiện nay, chủ nghĩa xã hội hiện thực chỉ còn một số nước, song chủ nghĩa Mác
- Lênin vẫn là hệ tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại, luôn soi đường cho các
nước xã hội chủ nghĩa tiến hành cải cách, đổi mới. Đồng thời, chủ nghĩa Mác -
Lênin vẫn là ngọn đuốc soi đường cho nhân loại tiến bộ tiếp tục đấu tranh vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Các thế lực thù địch đừng
hy vọng bác bỏ bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét