Cách
mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng do giai cấp công nhân và
nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân. Mục
tiêu, nhiệm vụ của cách mạng là nhằm lật đổ sự thống trị của các giai tầng bóc
lột, giành chính quyền về tay nhân dân lao động, sử dụng chính quyền ấy để tổ
chức xây dựng xã hội mới, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc thực sự cho
giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Chính
vì tính ưu việt về mục tiêu và nhiệm vụ cao cả mà Cách mạng Tháng Mười mãi mãi
đi vào lịch sử thế giới. Đó là một kiểu nhà nước đầu tiên của những người lao động
bị áp bức, bóc lột. Nhân dân lao động từ thân phận bị nô lệ, bị áp bức bóc lột
vươn lên làm chủ, giành chính quyền về tay mình, đứng ra tổ chức xây dựng xã hội
mới. Sau khi giành chính quyền, giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp dân tộc,
“trở thành dân tộc” như C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng đề cập trong tác phẩm
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (1848) trước đó gần một thế kỷ.
Bạo lực cách mạng là
quy luật phổ biến của cách mạng xã hội chủ nghĩa, thể hiện rất sinh động trong
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười. Sự ra đời của Nhà nước Xôviết là thành
quả trực tiếp của bạo lực vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị của quần
chúng công nông và lao động Nga, dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin và Đảng
Bônsêvích Nga. Đó là sự vận dụng sáng tạo nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin về nhà nước vô sản, rằng giai cấp công nhân và nhân dân lao động không thể
sử dụng nhà nước cũ của giai cấp tư sản, mà là phải sử dụng sức mạnh bạo lực
cách mạng “đập tan nhà nước tư sản”, đó là tất yếu khách quan; rằng, giai cấp
công nhân phải thiết lập sự thống trị về chính trị, tổ chức ra nhà nước của
mình, nhà nước chuyên chính vô sản.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng
Bônsêvích Nga do V.I.Lênin đứng đầu, quần chúng công nông và lao động Nga đã nhất
tề đứng lên, đập tan nhà nước cũ của giai cấp thống trị, bóc lột, giành chính
quyền về tay lao động. Khí thế hào hùng của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười
Nga là khí thế hào hùng của tinh thần cách mạng quật khởi của công nông và binh
lính, của các tầng lớp nhân dân lao động Nga, quyết đứng lên phá bỏ mọi áp bức,
bóc lột, giành chính quyền cho nhân dân lao động.
Sau khi Cách mạng Xã hội
chủ nghĩa Tháng Mười thành công, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giai cấp công
nhân, nông dân, binh lính và lao động Nga là dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản
phải đập tan hoàn toàn bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ; khẩn
trương xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động, làm cho nhà nước
thực sự là “trụ cột” của hệ thống chính trị, là “công cụ chủ yếu để thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân”. V.I.Lênin đã dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề
củng cố Chính quyền Xôviết, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa thực sự trong sạch,
vững mạnh thực hiện chức năng quản lý và tổ chức xây dựng xã hội mới. Chính quyền
Xôviết đã ban hành hàng loạt các đạo luật và sắc lệnh, hệ thống chính trị - Nhà
nước Xôviết từ Trung ương đến địa phương được khẩn trương xây dựng. V.I.Lênin
yêu cầu phải xây dựng hệ thống tổ chức nhà nước, xây dựng các cơ quan trong bộ
máy nhà nước thực sự vững mạnh, hoạt động có hiệu quả với một cơ chế rõ ràng. Đồng
thời, đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ công chức của bộ máy nhà nước, xây dựng
đội ngũ cán bộ thực sự gương mẫu “Sống trong lòng quần chúng. Biết tâm trạng quần
chúng. Biết tất cả. Hiểu quần chúng. Biết đến với quần chúng. Giành được lòng
tin tuyệt đối của quần chúng”. V.I.Lênin chỉ rõ, trong xây dựng nhà nước xã hội
chủ nghĩa phải kiên quyết đấu tranh “không khoan nhượng” với tệ quan liêu, tham
nhũng, kiên quyết “chống hiện tượng không dứt khoát, không rành mạch về nhiệm vụ
được giao cho mỗi người, và chống tình trạng hoàn toàn vô trách nhiệm do hiện
tượng đó gây ra”. Bởi vì, theo Người: “Hiện tượng thiếu trách nhiệm, lấy cớ là
lãnh đạo tập thể, đó là một tác hại nguy hiểm nhất”, tạo kẽ hở cho kẻ xấu
“buông câu trong đám nước đục”. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, cho đến
ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị và nóng hổi tính thời sự đối với chúng ta trong
việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, và phát huy
vai trò của nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ
nghĩa.
Giai
cấp công nhân thông qua chính đảng của mình lãnh đạo toàn thể những người lao động
sử dụng chính quyền mới được thành lập, tiến hành cải tạo xã hội cũ và xây dựng
xã hội mới. Đó là quá trình cải biến cách mạng mang tính toàn diện và sâu sắc,
diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc
thượng tầng. Đó là nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa, phản ánh chức
năng, nhiệm vụ chủ yếu của nhà nước chuyên chính vô sản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét