Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

“ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG” CÓ THẬT SỰ PHÁT HUY DÂN CHỦ CHO NHÂN DÂN

Thời gian vừa qua trên các trang mạng xã hội có rất nhiều quan điểm  cho rằng ở Việt Nam quyền dân chủ của nhân dân bị vi phạm, họ quy kết cho những vi phạm đó là do độc đảng lãnh đạo dẫn đến chuyên quyền, độc đoán. Họ kiến nghị rằng muốn dân chủ chỉ có thực hiện đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập để các đảng đó cạnh tranh quyền lãnh đạo đất nước với nhau, đảng nào phát huy được quyền dân chủ của nhân dân thì sẽ được nhân dân tin tưởng trao quyền lãnh đạo đất nước.
Chẳng cần phải bàn luận phân tích nhiều chúng ta cũng nhận thấy đây là các quan điểm xuyên tạc phản động nhằm mục đích kích động, chống phá vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy có thật đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập sẽ phát huy tốt nhất dân chủ cho nhân dân?
Chúng ta đều thấy rằng: Dân chủ là giá trị của văn minh nhân loại. Dân chủ gắn liền với mỗi dân tộc, mỗi nhà nước, mỗi thể chế chính trị, thể hiện giá trị của tự do, công bằng và bình đẳng. Dân chủ gắn với cá nhân thể hiện giá trị của quyền cơ bản của con người: quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Dân chủ gắn liền với các thiết chế chính trị thể hiện chế độ, hình thức nhà nước, phương pháp lãnh đạo và quản lý xã hội – là tuyên bố của mỗi nhà nước, mỗi đảng cầm quyền trước nhân dân; dân chủ là động lực, mục tiêu của sự phát triển trong công cuộc đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng con người. Suy cho cùng, dân chủ vừa là nguyên tắc, vừa là phương pháp để Đảng Cộng sản lãnh đạo, Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý đất nước hướng đến bảo đảm các quyền và lợi ích cho số đông nhân dân.
Trong khi đó, “đa nguyên, đa đảng” là biểu hiện của chế độ chính trị có trong lịch sử phát triển của nhà nước tư bản. “Đa nguyên, đa đảng” là sản phẩm của nhà nước tư sản nhằm duy trì bản chất của giai cấp tư sản (số ít trong xã hội thuộc giai cấp bóc lột). Mục đích chính trị của đa nguyên, đa đảng là nhằm thủ tiêu chế độ công hữu, duy trì chế độ tư hữu. Do đó, nhà nước tư sản mặc dù là kiểu nhà nước tiến bộ trong lịch sử, song do giai cấp tư sản nắm địa vị thống trị nên vẫn là kiểu nhà nước của thiểu số bóc lột đa số. Trong xã hội tư sản đa số dân cư lại là những người bị bóc lột, đồng nghĩa với việc họ không có quyền dân chủ như giai cấp tư sản chiếm số ít trong xã hội.
Trong nhà nước tư sản, bầu cử được xem là một biện pháp dân chủ để thông qua đó người dân cử người đại diện cho mình tham gia các công việc của nhà nước. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra, vì sao ở những nhà nước tư sản với nền chính trị “đa nguyên, đa đảng”, bầu cử dân chủ mà đại diện cho nhân dân lao động chiếm tuyệt đại đa số trong xã hội lại rất khó trúng cử hoặc không thể chiếm đa số trong nghị viện. Các chính sách phát triển cho đa số người lao động, người nghèo lại khó được nghị viện thông qua. Như vậy đa nguyên, đa đảng không phải là phương thức để mang đến dân chủ thực sự với ý nghĩa dân chủ là giá trị cốt lõi  để người dân được trực tiếp, gián tiếp tham gia các hoạt động nắm giữ quyền lực công, mang lại việc thụ hưởng quyền đầy đủ. Đây chính là lý do để thấy rằng trong các nhà nước tư sản đang tồn tại chế độ “đa nguyên, đa đảng” thì quyền dân chủ thực sự của nhân dân vẫn không được thực hiện.
Trong khi đó, ở nhà nước xã hội chủ nghĩa, phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng  sản được khẳng định ở đường lối, chủ trương, công tác tổ chức, cán bộ và biện pháp giáo dục, thuyết phục. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, hoạt động mang tính hình thức, còn Bộ Chính trị Trung ương Đảng mới là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đảng Cộng sản là người đại diện cho quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động, mọi chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng vì quyền lợi của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân chứ không phải bảo đảm dân chủ cho một số ít người.
Điều này cho thấy dân chủ thực sự được quyết định bởi phương thức lãnh đạo của đảng, cách thức lãnh đạo nhân dân; nhà nước thực hiện và duy trì bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa chứ không phụ thuộc vào thể chế chính trị đó là do đa nguyên, đa đảng hay duy nhất một đảng.

Chân lý đó được kiểm nghiệm qua thực tiễn Việt nam trong suốt quá trình cách mạng. Bằng năng lực và sự lỗ lực quyên mình vì lợi ích chung, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ thể hiện là đội tiên phong của giai cấp công nhân mà còn thực sự là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Mặc dù còn những hạn chế, khuyết điểm song Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn được nhân dân tin tưởng giao phó trách nhiệm lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét