Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

CÔNG GIÁO VÀ LẰN RANH CHÍNH TRỊ

Những năm gần đây, trong khi xã hội yên bình và người dân đang chăm lo phát triển đời sống kinh tế thì đất nước lại chứng kiến không ít vụ gây rối, chống đối lại chính quyền cơ sở, làm phức tạp và cản trở sự phát triển của đất nước. Điều đáng nói ở đây, hầu hết các sự chống đối, các cuộc gây rối dưới danh nghĩa các cuộc biểu tình vì quyền lợi đều xuất phát từ nơi mà vốn dĩ được dạy dỗ là không được tham gia vào các vấn đề chính trị, đó chính là Công giáo.
Nhìn vào thực tế có thể thấy, chỉ trong vài năm qua có đến hàng chục, thậm chí là hàng trăm vụ việc phức tạp có liên quan đến Công giáo. Đó là hàng loạt các vụ việc phức tạp ở dòng Chúa Cứu thế Thái Hà, Hà Nội; ở nhà thờ Thủ Thiêm, thành phố Hồ Chí Minh; hàng loạt các cuộc biểu tình gây rối ở giáo phận Vinh và gần đây nhất là vụ việc xảy ra tại đan viện Thiên An, Huế. Dường như xã hội ở nước ta đã quá quen với cảnh Công giáo luôn có định kiến với Chính quyền, sẵn sàng gây rối và chống phá bất cứ khi nào họ muốn.
Hàng loạt vụ gây rối liên tiếp xảy ra, cùng với việc rất nhiều linh mục Công giáo có mối quan hệ công khai lẫn mờ ám với các đảng phải chính trị phản động, thường xuyên chống đối đất nước ta như Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam...khiến cho dư luận xã hội dần dần nhận ra, các linh mục Công giáo rõ ràng đã và đang mù quáng lao vào con đường chính trị với mục đích rất rõ ràng, đó là chống phá, gây rối và cản trở sự phát triển của đất nước.
Ngay cả trong chính Công giáo, việc tham gia vào chính trị cũng bị nghiêm cấm. Can. 287, §2 viết rằng: "Giới Giáo Sĩ không được phép đóng một vai trò tích cực trong các đảng chánh trị và theo khuynh hướng của các công đoàn”, cao nhất đức Giê su cũng không đồng tình với việc can dự vào chính trị, ngài cho rằng “Cần phải phục tùng các chính quyền, không những vì sợ bị phạt, mà còn vì lương tâm.” (Rm 13, 5). Nói như vậy để biết, rằng dù về lý luận hay cả thực tế, việc các linh mục đang xen vào các vấn đề chính trị là việc trái với cả đạo đức lẫn giáo lý của Công giáo quy định.
Huống hồ những việc làm của các vị linh mục đó còn nhằm chủ đích xấu xa. Họ không những không hướng giáo dân chung tay giúp sức xây dựng đất nước, thay vào đó họ kích động giáo dân gây mất trật tự xã hội, cổ súy cho các tư tưởng cực đoan, bạo lực, hướng đến bùng nổ các hành vi quá khích chống lại chính quyền. Chính vì thế việc các linh mục tham gia vào vấn đề chính trị với những mục đích đen tối đã khiến cho xã hội lên án, phản đối kịch liệt. Đồng thời điều này cũng làm mất đi cái nhìn thiện cảm của xã hội đối với Công giáo nói chung.

Những linh mục Công giáo vượt lằn ranh, dính dáng đến vấn đề chính trị đã là trái giáo luật, lại thêm các ý đồ đen tối trong từng hành động. Điều này một mặt làm mất uy tín, hình ảnh của đạo Công giáo, một mặt làm phương hại đến sự ổn định và phát triển của đất nước. Chính vì thế, Công giáo nói chung thời gian tới cần có các biện pháp mạnh tay để đưa tôn giáo của mình về đúng với vị trí vốn có của mình. Bằng không, một khi nhân dân hành động thì uy tín, hình ảnh và thậm chí là sự tồn tại của Công giáo sẽ là những dấu chấm hỏi khôn lường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét