Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

KHÔNG THỂ "NHẤT BÊN TRỌNG, NHẤT BÊN KHINH" TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIỂN, ĐẢO

Trước những diễn biến phức tạp trên biển Đông, thời gian qua trên các trang mạng trong và ngoài nước, nhiều người đã phân tích, "thuyết phục" Đảng ta rằng, Việt Nam muốn bảo vệ được chủ quyền, an ninh biển, đảo phải thay đổi chính sách đối ngoại; phải "bài Trung", "thoát Trung"; Trung Quốc đang dùng sức mạnh "cơ bắp" để lấn lướt các nước nhỏ thì chúng ta phải liên minh với Mỹ để gia tăng sức mạnh làm "đối trọng" với Trung Quốc …
Thực chất, đây là những quan điểm thù địch, sai trái, ngộ nhận về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, chúng ta cần phải đấu tranh bác bỏ
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, có vị trí địa - kinh tế - chính trị chiến lược quan trọng hàng đầu trên thế giới, nhất là về tài nguyên và giao thông hàng hải, hàng không đi qua khu vực này. Đổng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn. Các khái niệm "lợi ích cốt lõi", "xoay trục", "tái cân bằng" lực lượng của các nước lớn... đã phản ánh tính quyết liệt trong cuộc cạnh tranh của nhiều quốc gia, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong bối cảnh chính trị quốc tế và khu vực đó, đường lối đối ngoại của Việt Nam nói chung, chiên lược đối với Trung Quốc và Mỹ nói riêng, một mặt mở rộng tối ta quan hệ hợp tác với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, mặt khác cân bằng lợi ích giữa những nước lớn đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Nga. Không thể "nhất bên trọng, nhất bên khinh" như một số người nghĩ.
Về chính trị trong quan hệ hợp tác, đối với các nước nhỏ, yếu (trong đó có Việt Nam) chỉ có thể lựa chọn chiến lược "duy trì môi trường hòa bình"; phản đối "sử dụng vũ lực" và "đe dọa sử dụng vũ lực"; "giải quyết các bất đng bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế" (nhất Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982); "hợp tác, hữu nghị" với tất cả các nước không phân biệt ý thức hệ, chế độ chính trị-xã hội.
Nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chúng ta đã giữ vững được ổn định chính trị và môi trường hoà bình để xây dựng đất nước; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia – dân tộc … Tiềm lực, vị thế đất nước được nâng cao, cho đến nay, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam là đối tác chiến lược với Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp; là đối tác toàn diện với Mỹ. Ngoài các quốc gia thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam còn có quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia khác như: Ấn Độ (năm 2007), Nhật Bản (năm 2006); Hàn Quốc, Tây Ban Nha (năm 2009), Đức (năm 2011), Italia, Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo; đi tác toàn diện với Ôxtrâylia (năm 2009); Niu Dilan (năm 2010)...
Hiện nay, Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường … Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực. …Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp.
Trước bối cảnh trên, Văn kiện Đại hội XII, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: "Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới"
Đây chính là cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng để Đảng ta lãnh đạo thực hiện đường lối đối ngoại, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trong tình hình mới; đồng thời là cơ sở khoa học để chúng ta đấu tranh phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch như đã dẫn luận ở trên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét