Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

XÂY DỰNG HẢI QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM CÁCH MẠNG, HIỆN ĐẠI, BẢO VỆ VỮNG CHẮC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC

Thời gian gần đây, sau khi Hải quân Việt Nam được đầu tư mua sắm các loại vũ khí hiện đại như tàu hộ vệ tên lửa Gerpat, tàu ngầm Lopkilo, các thế lực phản động rêu rao rằng chúng ta đang hiện đại hóa Hải quân, mua sắm tàu ngầm… là để chạy đua vũ trang, răn đe nước khác….

Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, cần phải khẳng định chắc chắn rằng Chúng ta hiện đại hóa Hải quân, phát triển lực lượng tàu ngầm hiện đại, không phải là chạy đua vũ trang, không phải để răn đe các nước trong khu vực, mà để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa trong mọi tình huống. đúng như lời dạy của Bác Hồ: "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó"

Thực tiễn cho thấy, từ xưa đến nay, đất nước ta luôn có 2 nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chúng ta thực thi đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, nhưng cũng cần có đủ sức mạnh để tự bảo vệ. Nhân tố con người là quyết định nhưng vũ khí rất quan trọng. Khi có điều kiện kinh tế thì chúng ta hiện đại hóa quân đội, đây là việc làm bình thường, tất cả quốc gia cũng làm như vậy.

Hiện nay, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố khó lường, tạo ra cả thời cơ và thách thức đan xen. Các nước lớn có sự điều chỉnh chiến lược, vừa cạnh tranh, vừa kiềm chế lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng. Đặc biệt, tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều động thái mới, hành động mới của nước ngoài, như: cải tạo, mở rộng, quân sự, dân sự hóa các đảo nhân tạo,... uy hiếp trực tiếp đến chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Việt Nam. Tình hình đó cho thấy nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc có những tính chất mới, ngày càng nặng nề, khó khăn, phức tạp, quyết liệt và lâu dài; đặt ra cho Quân chủng Hải quân những trọng trách lớn lao, đòi hỏi phải đẩy mạnh xây dựng Quân chủng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, đủ sức làm nòng cốt để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Do đó để xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại phải đồng bộ cả về con người, vũ khí, trang bị, nghệ thuật quân sự và phương thức tác chiến, v.v

Việc hiện đại hóa quân đội nói chung và Hải quân nói riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu phòng thủ theo lộ trình phù hợp với nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam, thể hiện tinh thần hòa bình, tự vệ trong chính sách quốc phòng của nước ta. Chúng ta đã công khai, minh bạch chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, trong đó khẳng định việc mua sắm vũ khí trang bị là một vấn đề hết sức bình thường, trên cơ sở khả năng kinh tế phát triển đến đâu, chúng ta mua sắm trang bị đến đó.
Mặt khác chúng ta cũng cần phải thấy rằng, đối với khu vực, chạy đua vũ trang thực sự là một nguy cơ cần đề phòng và ngăn chặn. Trong những năm gần đây, ngân sách quốc phòng của các nước trong khu vực đều tăng, có những nước tăng nhanh hơn bình thường. Việc mua sắm vũ khí, trang thiết bị quân sự phản ánh chiến lược quốc phòng-quân sự của các nước. Khi chúng ta trang bị các loại vũ khí, thiết bị quân sự có tính chất phòng thủ, tự vệ là chính, phù hợp với tiềm lực kinh tế của mình thì không thể gọi là chạy đua vũ trang. Ngược lại, khi một nước mua sắm vũ khí, trang bị quân sự một cách bất thường, có tính năng tấn công tầm xa, vươn ra ngoài phạm vi địa lý thuộc chủ quyền lãnh thổ của mình, chắc chắn sẽ gây lo ngại từ các nước khác và có thể dẫn đến chạy đua vũ trang. Ở đây, cũng cần nhấn mạnh là chỉ có một số ít các nước trên thế giới có khả năng và tham vọng để thực hiện những việc như vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét