Biểu
hiện quan liêu, mệnh lệnh ở đội ngũ cán bộ đơn vị cơ sở hoàn toàn trái
ngược với bản chất truyền thống dân chủ và kỷ luật của quân đội ta. Quan liêu,
mệnh lệnh gắn liền với lãng phí, tham nhũng, đó là những lực cản trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ sĩ quan trẻ. Vì vậy, để xây dựng đơn vị cơ
sở vững mạnh toàn diện nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói
riêng cần phải kiên quyết khắc, loại bỏ những biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh ở sĩ
quan trẻ.
Theo Hồ Chí Minh, quan liêu là “bệnh
giấy tờ, bệnh hình thức, không thực tế, là xa cách quần chúng, không theo đường
lối quần chúng, làm không đúng chính sách của Chính phủ và của Đoàn thể”.
Quan liêu là cán bộ phụ trách xa rời thực tế, không đi sâu đi sát công việc,
việc gì cũng không nắm vững, chỉ đạo một cách đại khái, chung chung. Quan liêu
là xa rời quần chúng, không rõ lai lịch, tư tưởng và công tác của cán bộ mình,
không lắng nghe ý kiến của quần chúng, sợ phê bình và tự phê bình. Tác phong
của người cán bộ mắc bệnh quan liêu là thiếu dân chủ, không giữ đúng nguyên tắc
lãnh đạo tập thể, phân công phụ trách.
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ biểu hiện của bệnh quan
liêu là: “đối với công việc thì trọng hình thức, mà không xem xét mọi mặt, không
vào sâu vấn đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy chứ
không kiểm tra đến nơi, đến chốn”.
Khi triển khai thực hiện công việc của bản thân, giao nhiệm vụ cho cấp dưới mà
không biết kiểm tra thì sẽ không có điều kiện giải thích, hướng dẫn, đôn đốc
cấp dưới, không kịp thời phát hiện, chấn chỉnh hay xử lý vi phạm, điều này dẫn
đến công việc sẽ không có hiệu quả, gây thiệt hại về tài sản, tiền bạc, công
sức của Nhà nước, của nhân dân. Người nói: “Vì cán
bộ phụ trách lãnh đạo các cấp, các ngành quan liêu không đi sát công việc, cán
bộ, quần chúng nhân dân. Có thể nói bệnh quan liêu là chỗ gieo hạt vun trồng
cho tham ô lãng phí nảy nở được. Vì
thế muốn chống tham ô, lãng phí, phải chống bệnh quan liêu. Nhưng tiến hành
phải có chuẩn bị, có kế hoạch, có lãnh đạo, có trọng tâm. Vậy bất kỳ ngành nào,
địa phương nào cũng phải giáo dục cho cán bộ, nhân dân, chiến sĩ gớm ghét nạn
tham ô, lãng phí, bệnh quan liêu”.
Biểu
hiện quan liêu, mệnh lệnh xét về bản chất là sự phủ định dân chủ, là khuynh
hướng tư tưởng, quan điểm tuyệt đối hóa kỷ luật, mệnh lệnh đơn thuần, lấy mệnh lệnh
làm biện pháp hành chính duy nhất thay cho giáo dục, thuyết phục... Mượn cớ tập
trung thống nhất để đề cao uy quyền cá nhân, hạn chế sinh hoạt dân chủ, không
nghiêm túc tự phê bình và phê bình, không tôn trọng và tiếp thu ý kiến phê bình
của cấp dưới và quần chúng. Hồ Chí Minh nói: “Bệnh mệnh lệnh tỏ ra ở chỗ hay
dựa vào chính quyền mà bắt dân làm, ít tuyên truyền giải thích cho dân tự giác,
tự động”.
Quan liêu, mệnh lệnh hoàn toàn trái ngược với bản chất truyền
thống dân chủ và kỷ luật của quân đội ta. Bệnh quan liêu, mệnh lệnh thường dẫn
đến thói quân phiệt, gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền. Bệnh mệnh lệnh tất yếu
dẫn đến quan liêu, tiền đề dẫn đến tham ô, tham nhũng. Hồ
Chí Minh khẳng định quan liêu, tham ô, lãng phí là “bạn
đồng minh của thực dân, phong kiến”, “kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, của
Chính phủ”. Bởi vì, theo
Hồ Chí Minh, vì những người và những cơ quan lãnh đạo mắc bệnh quan liêu thành
thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không
giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ
kém tha hồ tham ô, lãng phí. Điều đó dẫn đến hậu quả là không những bản thân
người cán bộ mắc bệnh quan liêu có hành vi tham ô, lãng phí để chiếm đoạt của
công làm của tư, thỏa mãn lợi ích cá nhân mà việc buông lỏng quản lý, điều
hành, giáo dục cán bộ không đến nơi đến chốn, bao che, ô dù dẫn đến việc để xảy
ra tham ô, lãng phí của cán bộ cấp dưới, gây thiệt hại, thất thoát tài sản của
Nhà nước, thời giờ, công sức của nhân dân. Bác nói: “Vì những người và
những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế,
không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Đối với công việc
thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề. Chỉ
biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra
đến nơi, đến chốn... thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không
nghe thấy thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm
vững... Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho
nạn tham ô, lãng phí. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí thì trước mắt
phải tẩy sạch bệnh quan liêu”.
Sĩ quan trẻ là những
sĩ quan tuổi đời không quá 30, tuổi quân từ 5 năm trở lên, cấp bậc quân hàm từ
thiếu úy đến đại úy. Đội
ngũ sĩ quan trẻ là những người trực tiếp quản lý, giáo dục, huấn luyện cán bộ,
hạ sĩ quan, chiến sĩ ở các đơn vị cơ sở; là những người trực tiếp lãnh đạo, tổ
chức chỉ huy bộ đội ở các đơn vị trong chiến đấu, sản xuất, sẵn sàng chiến đấu,
trong công tác vận động quần chúng; là những người chịu trách nhiệm trực tiếp
việc xây dựng đơn vị về mọi mặt. Phần lớn, đội ngũ sĩ quan trẻ được đào tạo cơ bản, chính quy có trình độ nghiệp
vụ, có xu hướng nghề nghiệp quân sự rõ ràng, an tâm công tác, ham hiểu
biết, có khả năng tiếp thu cái mới, lãng mạn, không thoả mãn với cái hiện có,
thích hoạt động tập thể, thầm mong tự khẳng định mình trước tập thể… Đây là
những ưu thế mạnh đang giúp họ hăng hái phấn đấu vươn lên, có nhiều đóng góp
xây dựng đơn vị vững mạnh. Tuy nhiên, ở đội ngũ sĩ quan trẻ còn có những mặt
chưa hoàn thiện, như thiếu kinh nghiệm sống và thực hành công tác nghiệp vụ, dễ
chịu tác động của hoàn cảnh xã hội, hay nôn nóng, nhiều ước mơ hoài bão nhưng
đôi khi không phù hợp với khả năng, hay đánh giá mình cao, hay mắc “bệnh” tự
ái, chưa thật thận trọng khéo léo, dễ bị lôi kéo vào việc xấu. Vì vậy, trong
quá trình thực hiện hoạt động thực tiễn quân sự, ở một số sĩ quan trẻ ở đơn vị
cơ sở đã xuất hiện biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh trong thực hiện các nhiệm
được giao.
Biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh ở sĩ quan trẻ
rất đa dạng: hám danh tiếng, địa vị, hiếu thắng hơn người, tự cao tự đại, công
thần, kiêu ngạo, ganh tỵ, kèn cựa địa vị với đồng đội, đố kỵ, bè phái, cục bộ…
Họ coi việc học tập, công tác là phương tiện để tiến thân. Có những biểu hiện
tham ô, ăn chặn tiêu chuẩn của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều. Bớt xén kinh phí
huấn luyện, xây dựng đơn vị làm quỹ riêng, lợi dụng sơ hở trong công tác quản
lý xâm phạm tiêu chuẩn của bộ đội… Hách dịch đối với cấp dưới, xa rời quần
chúng. Công việc đều chung chung, đại khái, thiếu tác phong sâu sát, cụ thể,
chỉ đạo công tác chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính, tự do tùy tiện trong công
tác, bê tha trong sinh hoạt, lười biếng, thiếu trách nhiệm.
Biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh ở sĩ quan
trẻ có tác hại rất lớn đối với đơn vị dẫn đến cửa quyền, coi thường quần chúng,
muốn dễ mình, làm khó cho người khác, không nắm chắc được tình hình thực tế đơn
vị, không hiểu được nguyện vọng, đời sống của cán bộ, chiến sĩ cấp dưới, không
phát huy được năng lực trí tuệ của tập thể, dẫn đến những quyết định, chủ
trương công tác không sát, thậm chí sai lầm, làm ảnh hưởng chất lượng và kết
quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét