(Tiếp)
Loại ý kiến thứ ba lại đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh một cách đơn giản, cực đoan đến mức tách rời, thậm chí phê phán, bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và cho rằng: chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ đúng một thời nào đó với châu Âu (mà không hiểu hoặc cố tình phủ nhận tính khoa học về các quy luật của toàn cầu do các nhà kinh điển Mác-Lênin luận chứng, bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin là bỏ cái gốc cốt yếu nhất, bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: chủ nghĩa Mác-Lênin là gốc, là cốt của Đảng). Còn Việt Nam ở phương Đông thì chỉ nên theo các tư tương phương Đông và Hồ Chí Minh. Đây cũng là biểu hiện “tự diễn biến” rất “trúng kế” của “diễn biến hòa bình”. Loại ý kiến này có hai cách thể hiện:
Loại ý kiến thứ ba lại đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh một cách đơn giản, cực đoan đến mức tách rời, thậm chí phê phán, bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và cho rằng: chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ đúng một thời nào đó với châu Âu (mà không hiểu hoặc cố tình phủ nhận tính khoa học về các quy luật của toàn cầu do các nhà kinh điển Mác-Lênin luận chứng, bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin là bỏ cái gốc cốt yếu nhất, bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: chủ nghĩa Mác-Lênin là gốc, là cốt của Đảng). Còn Việt Nam ở phương Đông thì chỉ nên theo các tư tương phương Đông và Hồ Chí Minh. Đây cũng là biểu hiện “tự diễn biến” rất “trúng kế” của “diễn biến hòa bình”. Loại ý kiến này có hai cách thể hiện:
Cách thể hiện cực đoan là: hoàn toàn bác bỏ Mác-Lênin gắn liền với bác bỏ chủ
nghĩa xã hội hay “định hướng xã hội chủ nghĩa”... Họ cho rằng, chủ nghĩa
Mác-Lênin chỉ nói về giai cấp và đấu tranh giai cấp, do đó, các đảng theo chủ
nghĩa Mác-Lênin đã thất bại, còn tư tưởng Hồ Chí Minh đề cao chủ nghĩa yêu nước,
chủ nghĩa dân tộc, do đó, Việt Nam thành công. Để luận chứng cho quan điểm này,
họ thường viện dẫn hiện tượng “chuyên chính vô sản” dưới thời Pôn Pốt ở Cam-pu-chia
hoặc trích khẩu hiệu có xu hướng tả trong thời kỳ Xô viết - Nghệ Tĩnh năm
1930-1931 ở Việt Nam.
Thật ra, tập đoàn Pôn Pốt mượn
khái niệm đảng cộng sản, chuyên chính vô sàn trong chủ nghĩa Mác-Lênin để thi
hành chính sách diệt chủng, diệt dân tộc chứ chính sách đó không có gì thuộc nội
dung và hình thức đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin. Khẩu hiệu trong
thời kỳ Xôviết - Nghệ Tĩnh 1930- 1931 chỉ là biểu hiện tả khuynh trong chủ
trương ở một thời kỳ cụ thể đã xuất hiện trong phong trào cộng sản quốc tế mà
Lênin đã phê phán, đó là loại bệnh “bệnh ấu trĩ tả khuynh” trong phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế lúc bấy giờ.
Cách thể hiện “ôn hòa” hơn là: đề nghị trong văn kiện Đảng, Nhà nước ta không nên
nêu “tường minh” về Mác-Lênin mà chỉ nên nói “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Cách thể
hiện thứ hai có vẻ tinh tế và kín cạnh hơn, nhưng thực chất là trái ngay cả với
cái “dĩ bất biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là sự ngộ nhận, thậm chí là “đánh
tráo khái niệm”, mị dân và hướng dẫn dân hiểu lầm về bản chất của vấn đề - thực
chất cùng là hại dân! Cách thể hiện này vì thế cũng rất nguy hại và còn khó
phát hiện, khó phê phán hơn. Đây là một biểu hiện “tự diễn biến” trong nội bộ
ta, trước hết là từ một số cán bộ, đảng viên và trí thức có trình độ trung, cao
cấp.
Không thể cố ý “quên” rằng: Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc căn bản nhất
và là cơ sở lý luận chung nhất cho việc hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh (cùng với các nguồn gốc về các giá trị dân tộc, nhân loại, thực tiễn...).
Những cái kế thừa và phát triển vượt trội của Hồ Chí Minh chủ yếu là ở chỗ, vận
dụng chủ nghĩa Mác-Lênin để mỗi người dân Việt và dân tộc ta không còn dừng lại
ở kiếp “thần dân”, “nô bộc”, “nô lệ”... gắn với ngàn đời bị áp bức bóc lột,
nghèo nàn lạc hậu. Vì thế mà cái “dĩ bất biến” trong tư tưởng Hồ Chi Mình đầu
tiên và cuối cùng là “muốn giải phóng dân tộc, không còn con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản” và, “... chủ nghĩa tiên tiến nhất, cách mạng nhất là chủ
nghĩa Lênin”. Vậy, từ cái “dĩ bất biến” là “cách mạng vô sản” và “chủ nghĩa Lênin”
mới có “tư tưởng Hồ Chí Minh”, trong đó có mục tiêu, con đường cách mạng Việt
Nam là: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Lẽ nào bây giờ các ý
kiến “tự diễn biến” trên không thấy rằng, họ vừa ca ngợi Hồ Chí Minh về “dĩ bất
biến, ứng vạn biến” lại vừa làm cho cái “dĩ bất biến” đã “biến” ngay từ gốc thì
lấy gì để “ứng vạn biến”? Loại “ý kiến” này còn lạm dụng “trích nguyên văn Hồ
Chí Minh” để cố chứng minh rằng: Hồ Chí Minh khác Mác-Lênin ở chỗ: chỉ có “Đảng
dân tộc Việt Nam”, “một Đảng Việt Nam” mà không có Đảng giai cấp! Họ cố tình
không phân tích đó là sách lược của Hồ Chí Minh và Đảng ta trong hoàn cảnh
1945-1946, thậm chí Đảng ta còn tạm thời giải tán để hoạt động bí mật mà lãnh đạo
cách mạng... thì khi đó còn làm sao mà công khai nói giai cấp, Mác-Lênin, chủ
nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội, khi mà phải để lên hàng đầu là đoàn kết dân
tộc chuẩn bị chống thực dân Pháp xâm lược, đúng như Bác giải thích năm 1946: Trong một nước dân chủ thì mọi người đều có tự do tin tưởng, tự do tổ
chức. Nhưng vì hoàn cảnh và trách nhiệm, tôi
phải đứng ra ngoài mọi đảng phái. Nay tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu cần có đảng phái
thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng
đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng
đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra
ngoài”.
Kiểu “tự diễn biến” đó là làm hại, thậm chí phủ nhận nền tảng tư tưởng
và kim chi nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam và cách mạng Việt Nam là
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Нồ Сhí Minh.
Loại ý kiến thứ tư của “tự diễn biến trong nội bộ ta” chung quanh vấn đề “đa
nguyên, đa đảng” qua các ý kiến đề nghị Đảng ta chấp nhận “đa nguyên, đa đảng”
hoặc nên có “hai đảng đối trọng” thì mới là xã hội dân chủ. Họ so sánh với chế
độ Mỹ và các nước phương Tây, chủ nghĩa xã hội dân chủ... đều “đa nguyên, đa đảng”
và rất dân chủ, phát triển cao...
Đây cũng là một biểu hiện “tự diễn biến” do không hiểu tận gốc về vấn đề
“đa nguyên, đa đảng” (hoặc cố tình tạo “đối trọng” để gây rối loạn xã hội ta). Thực
chất của các ý kiến đòi “đa nguyên, đa đảng” là nhằm tạo tiền đề cho việc ra đời
và công khai hóa, hợp pháp hóa lực lượng đối lập với Đảng cộng sản Việt Nam,
tranh giành quyền lãnh đạo, tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và chế
độ xã hội chủ nghĩa, hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Họ không
nhận rõ rằng: một chế độ nhiều đảng hay ít đảng, một đảng... trước hết và chủ yếu
là do so sánh lực lượng chính trị khách quan và yêu cầu khách quan của mỗi hoàn
cảnh lịch sử cụ thể. Vì thế trên thực tế từ năm 1946 đến trước đổi mới, nước ta
đã từng là chế độ đa đảng (thậm chí trong Quốc hội đầu tiên 1946 của ta còn có
cả các đảng Việt cách, Việt quốc... với nhiều nhân vật phản quốc... mà không
theo ý muốn chủ quan “đề nghị” của ai, kể cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
ta) do so sánh lực lượng chính trị và yêu cầu khách quan của lịch sử. Song, điều
quan trọng nhất là không bao giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rời bỏ vai trò
độc tôn lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đến khi so sánh lực lượng chính trị khách
quan và điều kiện mới của việc tập hợp lực lượng cách mạng đã thay đổi; từ yêu
cầu ổn định để phát triển xã hội ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì đến
nay chỉ cần có Đảng ta là đảng duy nhất, tập trung nhất trong vai trò lãnh đạo
và tổ chức mọi lực lượng cách mạng của toàn xã hội. Vấn đề chỉ còn là ở chỗ, Đảng
ta độc tôn lãnh đạo xã hội hoàn toàn có thể và cần phải thực thi dân chủ trên
thực tiễn từ trong Đảng đến Nhà nước và toàn xã hội. Đảng phải thường xuyên được
xây dựng, chỉnh đốn và phát triển để nâng cao vai trò, năng lực hiệu quả và uy
tín lãnh đạo xã hội trên mọi lĩnh vực, vì lợi ích của đất nước và dân tộc ta.
Vì thế, cần bác bỏ các quan điểm rất tùy tiện cảm tính cho rằng: “nhiều đảng mới
nhiều dân chủ”! Trái lại, nếu cố tình sinh ra nhiều đảng thì, trong điều kiện
nước ta hiện nay chẳng những không nâng cao được dân chủ mà còn gây rối loạn xã
hội. Bởi vì chế độ ta khác về bản chất so với các chế độ tư bản chủ nghĩa, chủ
nghĩa xã hội dân chủ và khác cả với lịch sử cụ thể của các nước xã hội chủ
nghĩa anh em.
Bốn biểu hiện - tương ứng với bốn loại ý kiến trên chính
là âm mưu và mục tiêu của “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch (trong
đó có những tác động “thúc đẩy” chúng ta ““tự diễn biến”, tự chuyển hóa” trong
nội bộ ta” như Đảng ta đã chỉ rõ...). Chúng ta phải nhận diện rõ để đề phòng,
ngăn ngừa và đẩy lùi những mối hiểm họa đó để công cuộc đổi mới, xây dựng đất
nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, đến thắng lợi cuối cùng, đúng
như V.I.Lênin đã từng cảnh báo: Chừng nào người ta chưa phân biệt được lợi
ích của các giai cấp này hay giai cấp khác, ẩn đằng sau bất kỳ những câu nói,
những lời tuyên bố và những lời hứa hẹn nào có tính chất đạo đức, tôn giáo,
chính trị và xã hội, thì trước sau bao giờ người ta cũng vẫn là kẻ ngốc nghếch
bị người khác lừa bịp và tự lừa bịp mình về chính trị./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét