Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề
cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” một lần nữa nhận định: “các thế lực thù địch
không từ bỏ âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”, tăng cường hoạt động chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại
mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng”.
Do đó, làm tốt việc nhận diện một số biểu hiện “tự diễn biến” trong nội bộ ta
hiện nay chính là góp phần phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đạt hiệu
quả.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc đã
có từ giữa thế kỷ XX, đến nay “đã lạc hậu rồi”; rằng nếu cứ lo “diễn biến hòa
bình” thì sẽ mất cơ hội mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế... Loại ý kiến này
chính là đang sa vào “cái bẫy” của “diễn biến hòa bình” là “thúc đẩy tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”. Bởi vì loại ý kiến đó đã không nhận rõ (hoặc cố ý phớt lờ) thực
chất của “diễn biến hòa bình” là để cho chủ nghĩa đế quốc thực hiện chiến lược “chiến
thắng không cần chiến tranh” đối với các “đối thủ” - đặc biệt là với các nước
xã hội chủ nghĩa, trong đó Việt Nam là một trọng điểm, cho dù Việt Nam đang hội
nhập quốc tế ngày càng sâu. Và, chính hợp tác nhiều hơn lại là môi trường và điều
kiện cơ bản để “thúc đẩy tự diễn biến” một cách “hòa bình” theo âm mưu và thủ
đoạn của chủ nghĩa đế quốc đã vạch sẵn.
Loại ý kiến này ngay trong nội bộ ta cũng chưa nhận rõ việc các thế lực
thù địch đã ngày càng lạm dụng những thành tựu to lớn do chính nhân dân các nước
tư bản chủ nghĩa hiện đại tạo ra để ngày càng tạo sự hấp dẫn, lôi kéo “một cách
hòa bình” đối với các nước xã hội chủ nghĩa (ra đời sau và còn phát triển chậm
hơn về khoa học - công nghệ và kinh tế...). Họ đã gán những thành tựu to lớn ấy
vào việc tâng bốc “tính ưu việt” của ý thức hệ tư sản, của chế độ chính trị, của
tự do, dân chủ kiểu Mỹ và phương Tây! Thâm hiểm hơn là các loại thuyết “kỹ trị
mới”, “tự do mới”... còn lạm dụng các thành tựu về khoa học và công nghệ, về
kinh tế để lừa bịp rằng, muốn hợp tác, phát triển trong xu thế “toàn cầu hóa” ngày
nay thì thế giới đã thể hiện “phi giai cấp”, “phi chính trị”, “phi ý thức hệ”.
Thực chất mưu đồ của chúng là xóa nhòa ranh giới giữa chủ nghĩa tư bản với chủ
nghĩa xã hội... Như vậy cũng có nghĩa thực chất là xóa bỏ chế độ xã hội chủ
nghĩa.
Không ít người trong nội bộ ta đã có những biểu hiện sai lệch, mơ hồ về
các vấn đề trên. Vì thế, “diễn biến hòa bình”, nhất là “tự diễn biến” chẳng những
không hề “lạc hậu” mà còn mở rộng toàn diện hơn, sâu sắc, tinh vi và thâm hiểm
hơn đối với các nước xà hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời từ giữa thế kỷ XIX
trong điều kiện văn minh công nghiệp cơ khí, do đó đã trở thành lạc hậu. Ý kiến
này không đúng trên cả hai phương diện, về mặt thời gian, một học thuyết còn
giá trị hay không, không phụ thuộc vào thời gian xuất hiện. Nhiều phát minh
khoa học từ thời kỳ cổ đại đến nay vẫn có giá trị đối với sự phát triển của
loài người, về cơ sở kinh tế - chính trị-xã hội, chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời
trên cơ sở nền công nghiệp hiện đại, một nền sản xuất với kỹ thuật hiện đại, xã
hội hóa ngày càng cao theo xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa tạo ra năng suất
lao động cao và tăng lên rất nhanh. Nền công nghiệp hiện đại phát triển qua ba
quá trình và sự đan xen gắn kết của ba quá trình đó trong một chỉnh thể: đó là
cơ khí hóa, điện khí hóa và tự động hóa. Giai cấp công nhân vừa là sản phẩm, vừa
là chủ thể của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, do đó, là lực lượng sản xuất
cơ bản của thời đại ngày nay. Cũng cần nói thêm rằng, hiện nay các văn bản
chính thức của quốc tế và quốc gia vẫn dùng khái niệm công nghiệp. Nhóm G7 được
gọi là nhóm các nước công nghiệp phát triển, tiếp đến nhóm các nước công nghiệp
mới, còn hơn 100 nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong
đó, Việt Nam đang phấn đấu đễn năm 2020 cờ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại.
Cùng với quá trình xã hội hóa sản xuất là quá trình dân chủ hóa trong
chính trị và công bằng hóa trong xã hội. Đó là những quá trình phát triển khách
quan của nhân loại, mà chủ nghĩa tư bản không thể thực hiện triệt để được các
quá trình này. Vì vậy, loài người nhất định sẽ tiến tới một xã hội tiến bộ hơn,
đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu của nó là xã hội xã hội chủ
nghĩa. Chủ nghĩa Mác-Lênin không lạc hậu như một số người đã rêu rao.
Loại ý kiến thứ hai này còn cho rằng, từ giữa thế kỷ XX đến nay, thế giới
đã thay đổi quá nhiều nên chủ nghĩa Mác-Lênin cũng cần phải bổ sung, phát triển.
Đây chính là luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng đã bị lợi dụng với ý đồ
đòi từ bỏ và đoạn tuyệt với chủ nghĩa Mác-Lênin. Ở Việt Nam cũng có câu “Dĩ bất
biến ứng vạn biến”; chủ nghĩa Mác-Lênin cũng có “cái bất biến” và “cái vạn biến”.
Cái bất biến là “chủ nghĩa tư bản nhất định được thay thế bằng chủ nghĩa cộng sản
và người có vai trò thực hiện bước thay thế ấy là giai cấp công nhân mà đảng cộng
sản là đội tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo”. “Cái vạn biến" là
hình thức, bước đi của quá trình đó ở những giai đoạn khác nhau, các dân tộc
khác nhau sẽ diễn ra rất khác nhau (phong phú, đa dạng) do đặc điểm về lịch sử,
kinh tế, văn hóa của dân tộc đó quy định. V.I. Lênin nói: Các dân tộc đều đi tới
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản (cái bất biến), nhưng mỗi dân tộc đều
đem theo đặc điểm của dân tộc mình vào quá trình đó (cái vạn biến).
(Còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét