Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

TRẬT TỰ THẾ GIỚI PHIÊN BẢN 2.0 CÓ GÌ KHÁC SO VỚI PHIÊN BẢN TRƯỚC ĐÓ?

Điểm lại, Hiệp ước Westphalia năm (1648), Hội nghị Viên (1815), Hội nghị Paris (1917) và trật tự sau Chiến tranh Thế giới II đã tạo nền móng cho thế giới phiên bản l.0. Một  phiên bản mà thế giới chủ yếu vận hành dựa trên chủ quyền quốc gia theo đó các chính phủ có toàn quyền hành động trong lãnh th của mình.
Từ sau Chiến tranh Lạnh, thế giới cũ đang sụp đổ và chuyển sang một thời kỳ mới hay còn gọi là thế giới phiên bản 2.0 theo đó chủ quyền không còn là tuyệt đối mà các nước phải có trách nhiệm đối với cách hành xử nội bộ cũng như quốc tế của mình.Nguyên nhân của sự sụp đổ này là do:
(1) Các cơ chế quốc tế sau Chiến tranh Thế giới II không giải quyết được các vấn đề hiện nay. Liên hợp quốc không xử lý được các vấn đề nội bộ quốc gia và các thách thức toàn cầu. Hiệp ước Không phổ biến Hạt nhân không ngăn được các nước theo đuổi chương trình hạt nhân;
(2) Các thách thức mà thế giới phải đối mặt trở nên đa dạng hơn bao gồm quyền chủ quyền, quyền tự quyết, can thiệp nhân đạo, khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, biến đổi khí hậu, không gian mạng, và sức khỏe toàn cầu.
(3) Kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ do các thể chế thương mại quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), KhuVực Mậu dịch Tự do Mỹ Latinh (Mercosur). Tuy nhiên, sự phát triển này thiếu cơ chế kiểm soát, xử lý khủng hoảng.
(4) Mỹ đã hành động (hoặc không hành động) sai trên một loạt vấn đề:
(i) Mỹ không giúp đỡ Nga trở thành nước dân chủ trong khi mở rộng NATO coi Nga là đối thủ do đó làm chủ nghĩa dân tộc của Nga trỗi dậy, khiến Nga mạnh tay ở Grudia, Ucraina, và hiện nay là Xyria;
(ii) Mỹ tăng cường quan hệ và dẫn đến phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế với Trung Quốc. Do đó, hiện nay Mỹ bị rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan: Mỹ không muốn Trung Quốc dừng mua hàng Mỹ; chưa muốn trả nợ Trung Quốc trong khi vẫn xung đột với Trung Quốc trong vấn đề nhân quyền, Đài Loan.
(iii) Mỹ can thiệp vào Irắc với mong muốn tạo tiền lệ để các nước phát triển theo mô hình Mỹ. Muốn Iraq trở thành nước dân chủ và đồng thời gửi thông điệp là không nhà độc tài nào có thể đứng vững. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của mạng xã hội và các tổ chức xã hội dân sự thì chính việc làm của Mỹ đối với quốc gia Trung Đông này đã tạo ra cái làn sóng gọi là Mùa Xuân Ả- rập.
(iv) Mỹ can thiệp không đúng mức và không cần thiết vào Trung Đông làm tình hình các nước trầm trọng hơn.
Hiện nay, thế giới đang bước vào Trật tự thế giới phiên bản 2.0 có một số tiếp nối của trật tự phiên bản 1.0 như: biên giới vẫn được tôn trọng, việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực sẽ bị lên án, và chính phủ vẫn gần như tự do hành động trong phạm vi lãnh th của mình.
Tuy nhiên,vấn đề đặt ra là trong thế giới phiên bản 2.0, các nước cần có cách tiếp cận mới đối với chủ quyền (quyền lợi và cả nghĩa vụ của quốc gia). Có cách tiếp cận mới đối với chủ nghĩa đa phương, linh hoạt hơn trong quan hệ quốc tế, và nhận thức rõ các thách thức an ninh quốc gia không chỉ đơn thuần từ bên ngoài mà cả các yếu t nội bộ.
Thứ hai,Mỹ, nước hiện và sẽ tiếp tục là nước hùng mạnh nhất thế giới trong nhiều thập kỷ nữa, không nên can thiệp công việc nội bộ, mà chỉ tập trung vào chính sách đối ngoại giúp các nước nhận rõ “nghĩa vụ chủ quyền” của mình.
Mỹ tiếp tục giữ vai trò chi phối trong quan hệ quốc tế, nhưng các quan hệ giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc sẽ định hình quan hệ quốc tế. Mỹ cần tỏ cho Nga và Trung Quốc thấy Mỹ sẵn sàng cứng rắn chống lại việc sử dụng vũ lực đơn phương để thay đi hiện trạng lãnh thổ. Tuy nhiên, Mỹ cần đưa Nga và Trung Quốc vào các thể chế quốc tế để Nga và Trung Quốc nhận thấy trách nhiệm của mình, thay vì trừng phạt bởi lẽ trừng phạt không mang lại kết quả mà chỉ khích động chủ nghĩa dân tộc.
Thứ ba, các vấn đề toàn cầu cần có cách tiếp cận mới: Các quốc gia cần chống khủng bố, nhưng đúng đối tượng. Không phổ biến vũ khí hủy diệt, và sẵn sàng đánh phủ đầu nếu có bằng chứng cho thấy vũ khí này bị đưa vào tay khủng bố hoặc mang ra sử dụng, cần xây dựng thiết chế quản lý không gian mạng. Không nên quy kết trách nhiệm gây ra biến đổi khí hậu mà nên xác định mục tiêu thế giới cần làm và để các nước tự nhận thức và tự cam kết (như Hiệp định Paris 2015). Các chính phủ vẫn tự bảo vệ sức khỏe mọi người trong lãnh thổ của mình, nhưng cần tăng cường hợp tác quốc tế.

Thứ tư, các cơ chế đa phương không chỉ đơn thuần của các chủ thể nhà nước hay các nhà ngoại giao mà cần để cho các đối tượng khác liên quan trực tiếp, như công ty, xã hội dân sự... tham gia trên từng trường hợp cụ thể. Chế độ 1 nước, 1 phiếu bầu như hiện nay không giúp các thể chế đa phương giải quyết các vấn đề toàn cầu./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét