(Tiếp)
Thực chất CNXHDC là sự điều chỉnh thích nghi của CNTB hiện đại. CNXH dân
chủ đã đồng lõa với chủ nghĩa chống cộng, chống phá quyết liệt chủ nghĩa Mác -
Lênin, CNXHKH, các Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN. CNXHDC là đồng minh với CNTB
để chống phá CNXH hiện thực, PTCS và CNQT. CNXHDC là một kẻ thù tư tưởng của
CNXHKH.
Từ giữa thập niên 90 đến nay, lợi dụng sự sụp đổ, tan
rã CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, trào lưu XHDC tích cực tuyên truyền về
CNXHDC nhằm thu hút và tập hợp lực
lượng. Các Đảng DCXH phát triển mạnh mẽ ở các khu vực cả Châu Á, Phi, Mỹ La Tinh và
cả ở các nước XHCN. Đến giữa thập niên 90, Các đảng DCXH ở hầu hết các nước Tây Âu (13/15 nước thuộc EU,
trước tiên là Anh, sau đó là Pháp, Thụy Điển, Italia, CHLB Đức...) lại lần lượt
thắng cử, trở lại cầm quyền với những quan điểm lý luận và đường lối, chính
sách mới. Các chính trị gia và các nhà nghiên cứu khoa học chính trị phương Tây
gọi lý luận đó là “con đường thứ Ba” - một bước phát triển lý luận mới của
CNXHDC hiện đại. “Con đường thứ Ba” là một cải biến của CNXHDC, được dùng để
chỉ mô hình xã hội do các Đảng DCXH cầm
quyền. Đó là một xã hội không phải TBCN, cũng không phải là XHCN. Mô hình này
có ba điểm chính: Hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa, do Đảng DCXH cầm quyền; Hệ thống kinh tế thị trường TBCN có sự
điều tiết lớn của Nhà nước; Hệ thống an ninh xã hội được bảo đảm bởi một hệ
thống chính sách bảo trợ xã hội rộng lớn. Mô hình này còn được gọi chung là nhà
nước phúc lợi (The welfare state). Những năm gần đây, “Con đường thứ Ba” được
các nhà dân chủ xã hội sử dụng với nội dung phát triển hơn, đó là một mô hình
xã hội được điều chỉnh ở giữa mô hình của CNXHDC (mô hình nhà nước phúc lợi)
với mô hình thị trường tự do (The free market). “Con đường thứ Ba” này, còn
được gọi là mô hình Nhà nước đầu tư cho xã hội và phúc lợi xã hội (Social
investment state and welfare society).
Hiện
nay, CNXHDC có ảnh hưởng mạnh mẽ và các đảng DCXH có một vai trò rất quan trọng
trong đời sống chính trị ở châu Âu, đặc biệt là các nước Tây Âu. Trong số các
đảng DCXH cầm quyền hoặc liên minh cầm quyền, có Công đảng Anh và Đảng Dân chủ
xã hội Đức (SPD) là hai đảng đạt được những thành công nhất định. Hai đảng này
trong thực tiễn cầm quyền đã áp dụng tư tưởng của “con đường thứ Ba” vào việc
hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước và thu được những thành
tựu khá nổi bật. Tuy nhiên trước những biến động lớn của tình hình thế giới và
những khó khăn trong nội bộ các nước Tây Âu, nhiều vấn đề mới đã xuất hiện và
tác động vào “con đường thứ Ba” tạo ra những cản trở đối với sự phát triển của
nó. Mặt khác, trong phạm vi của các nhà nước do các đảng XHDC cầm quyền đã diễn
ra những vấn đề nan giải. Trước hết, đó là tình trạng thất nghiệp hàng loạt do
sự biến đổi của “tháp dân cư” - tuổi thọ trung bình tăng nhanh, tỷ lệ người
hưởng trợ cấp tuổi già do đó cũng tăng nhanh. Trong khi đó, lực lượng trẻ bổ
sung vào lực lượng lao động xã hội có xu hướng giảm. Thứ hai, gắn liền với tình
hình trên là “sự bùng nổ” chi phí cho hệ thống y tế do sử dụng ngày càng tăng
các thiết bị hiện đại và thuốc men đắt tiền. Đó còn là sự gia tăng của tệ nạn
xã hội, phần lớn do thất nghiệp, do “bị gạt ra ngoài lề xã hội”. Thứ ba, đó là
tình trạng trốn lậu thuế dưới nhiều hình thức ngày càng tăng. Tình hình trên đã
dẫn đến khủng hoảng thâm hụt tài chính nghiêm trọng của các nhà nước xã hội do
các đảng XHDC cầm quyền. Không những thế, chính những mặt tích cực trong chính
sách bảo trợ xã hội đã trở thành tiêu cực. Chính sách phúc lợi và bảo hiểm XHDC
truyền thống, “từ cái nôi đến phần mộ”, nhất là bao cấp cho những lớp người
“xếp hàng chót” trong thị trường lao động, khiến cho họ ỷ lại, mong được hưởng
lâu dài chế độ này và tất nhiên gười ta không tích cực tìm cách để quay lại thị
trường lao động. Vai trò của nhà nước, ở các nước tư bản phát triển đang đứng
trước một mâu thuẫn mới, một bên là sự cần thiết của vai trò quản lý quốc gia
tập trung với một bên là hoạt động ngày càng mạnh mẽ của các tổ chức phi chính
phủ (Non Government Organization - NGO). Những tổ chức này hoạt động không chỉ
trong phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi quốc tế. Chính sách xã hội dân chủ
làm sao thích ứng được với bối cảnh đó, làm sao tạo điều kiện cho công dân làm
quen và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội rộng lớn, đó là một câu hỏi
lớn và là biểu hiện của sự thất bại, phá sản của CNXHDC.
Đối với
những người cộng sản, chúng ta không phủ nhận những tìm tòi, thành tâm của một
số người với sự mong muốn tháo gỡ khó khăn trên con đường phát triển xã hội của
một số đảng XHDC tiến bộ. Nhưng chúng ta kiên quyết không chấp nhận quan điểm
tư tưởng, lý luận và biện pháp cải lương của CNXHDC, đồng thời chúng ta cũng không
tuyên chiến với các Đảng XHDC mà chống ảnh hưởng tư tưởng của nó với Đảng Cộng
sản và quần chúng nhân dân lao động. Tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác với các Đảng
XHDC đang cầm quyền có xu hướng tiến bộ như: Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Pháp, Nhật
Bản... Tiếp thu chọn lọc những hạt nhân hợp lý của CNXHDC như chính sách XH,
bảo vệ môi trường, sinh thái, bảo hiểm XH. Kiên quyết đấu tranh chống áp đặt
hoặc lợi dụng quan hệ thân thiện để can thiệp vào công việc nội bộ hoặc phá
hoại sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhân dân ta, lái con đường phát triển xã hội
theo CNXHDC
Để ngăn chặn, đẩy lùi và loại trừ ảnh hưởng tác hại của CNXHDC ở nước ta hiện nay, cần nắm vững một số yêu cầu
có tính nguyên tắc sau: Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
luôn lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và
kim chỉ nam cho mọi hành đồng của Đảng, Nhà nước và nhân dân.Trung thành với
lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và cả dân tộc,
giải quyết hài hoà lợi ích giai cấp - dân tộc - nhân loại. Xây dựng Đảng Cộng
sản, hệ thống chính trị XHCN thật sự trong sạch vững mạnh. Giữ vững vai trò
lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, tầm trí tuệ và sức chiến đấu của
Đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ. Kiên quyết chống đa nguyên chính
trị, đi đôi với phát huy dân chủ XHCN, bảo vệ đường lối chính trị, quan điểm
của Đảng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chủ động trong cuộc đấu tranh lý
luận - tư tưởng, làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; kết hợp chặt chẽ
công tác tư tưởng với công tác tổ chức, công tác cán bộ, chủ động phòng chống
diễn biến hoà bình, chống tự diễn biến, sự suy thoái về chính trị, về đạo đức,
lối sống của cán bộ, đảng viên. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững sự ổn định và tăng cường phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tốt các chính sách xã hội,
công bằng xã hội; bảo vệ bản sắc văn hoá
dân tộc.Tăng cường hợp tác với các Đảng cộng sản và công nhân trong PTCS và CNQT
các nước XHCN, trao đổi, học tập kinh nghiệm, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, sự đoàn kết trong PTCS và
CNQT, các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét