(Tiếp)
Để việc nhận diện
và đấu tranh đó có hiệu quả trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở trong hệ
thống chính trị cơ sở hiện nay cần tập trung làm tốt một số biện pháp sau:
Một
là, thường xuyên giáo dục sâu sắc về bản chất,
nội dung, những giá trị dân chủ tốt đẹp của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa cho
mọi cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị cơ sở; giáo dục về thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm công dân;
ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ đối với xây dựng hệ
thống chính trị cơ sở vững mạnh toàn diện, nâng cao trình độ văn hóa dân chủ,
trình độ hiểu biết pháp luật, kỷ luật, kỷ cương... Từ đó, mọi cán bộ, công chức,
viên chức trong hệ thống chính trị cơ sở điều kiện thực hiện và phát huy cao nhất
quyền làm chủ của mình trong hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng và an ninh ở địa phương, nhằm bảo vệ lợi ích của tập thể và cá nhân họ,
hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Hai
là, đẩy mạnh đời sống dân chủ hóa ở đơn vị
cơ sở, trước hết phải mở rộng sinh hoạt dân chủ trong các tổ chức cơ sở đảng, chính
quyền cơ sở, giữ vững và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phê bình
và tự phê bình; thường xuyên kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết rút kinh nghiệm
trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở đơn vị cơ sở. Phát động phong trào
quần chúng tham gia xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, dân
chủ và kỷ luật, đóng góp ý kiến phê bình cán bộ đảng viên đúng nguyên tắc và vì
mục đích xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
Ba là,
kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm dân chủ, vi phạm nhân cách quân nhân; chống
hiện tượng dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, quan liêu, tham nhũng, mệnh lệnh
và những hành vi lợi dụng dân chủ để chống lại tập trung, trả thù cá nhân, gây
bè cánh, phá hoại sự đoàn kết trong hệ thống chính trị cơ sở.
Những nội dung
và biện pháp trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể thiếu hoặc coi nhẹ mặt
nào. Trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ trong hệ thống chính trị cơ sở cần
phải khắc phục khuynh hướng giản đơn, không thấy hết tính lâu dài, phức tạp của
cuộc đấu tranh chống lại những hiện tượng sai trái. Đồng thời, cũng cần tránh
khuynh hướng tư tưởng ngại đấu tranh, xuôi chiều, dĩ hòa vi quý, hoặc đấu tranh
không thường xuyên, liên tục… để cho những tư tưởng, tác phong, tập quán, hành
vi phản dân chủ tồn tại, phát triển gây trở ngại cho quá trình dân chủ hóa ở cơ
sở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét