Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

NHẬN DIỆN VÀ PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN CHỦ HIỆN ĐẠI

Chủ nghĩa xã hội dân chủ (CNXHDC) là một trào lưu tư tưởng cải lương trong phong trào cộng sản (PTCS) và công nhân quốc tế (CNQT), xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ XIX. Cho đến nay, CNXHDC vẫn tồn tại và một số đảng dân chủ (DCXH) đang nắm chính quyền ở một số nước tư bản chủ nghĩa (TBCN). Sau sự kiện khủng hoảng sụp đổ của CNXH hiện thực ở Đông Âu - Liên Xô, một số người cộng sản, một bộ phận công nhân, nhân dân lao động có những biểu hiện dao động về con đường chủ nghĩa xã hội (CNXH) Mác xít, muốn ngả sang CNXHDC, họ lớn tiếng đòi hỏi Đảng ta phải nhanh chóng hoàn lương, từ bỏ lý luận CNXHKH đi theo con đường CNXHDC. Vì vậy vạch rõ bản chất và tính phản động của CNXHDC là vấn đề cấp thiết trên mặt trận đấu tranh lý luận hiện nay.
CNXHDC là hệ thống các quan điểm tư tưởng của trào lưu xã hội dân chủ quốc tế mang tính cải lương về CNTB, về mô hình và con đường, biện pháp xây dựng CNXH và giải quyết các vấn đề xã hội khác.
CNXHDC không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên. Trái lại, nó là sản phẩm nảy sinh từ cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của CNTB và cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản. Từ những năm 70 của thế kỷ 19 những tư tưởng CNXHDC đã được hình thành với tư cách là một học thuyết, một lý luận trong phong trào công nhân quốc tế. Tổ chức tiền thân của trào lưu dân chủ xã hội đó là Đảng xã hội - dân chủ Đức được thành lập vào năm 1875 trên cơ sở sáp nhập hai tổ chức là Đảng Aidơnach thành lập 1863 (do BêBen lãnh đạo) - theo quan điểm Mác xít, và “Tổng công hội Đức” (do F.LátXan thành lập 1869) theo lập  trường cải lương. Tháng 5-1923, Quốc tế công nhân XHCN ra đời tại Hăm Buốc (Đức) trên cơ sở hợp nhất Quốc tế Luân Đôn và Quốc tế Hai Rưỡi. Cương lĩnh GôTa của Quốc tế công nhân XHCN đã bước đầu hình thành quan điểm, hệ thống lý luận của CNXHDC. Đến năm 1950, những người đứng đầu trào lưu dân chủ xã hội đã tổ chức Hội nghị Hội nghị XHCN quốc tế (Committe of the International Socialist Confrence - COMISCO) ở Đan Mạch. Tại Hội nghị này, lần đầu tiên đại diện của các đảng XHDC đã chính thức bàn đến khái niệm “Chủ nghĩa xã hội dân chủ” cùng với những nguyên tắc cơ bản của nó và việc xây dựng lại một tổ chức quốc tế của phong trào dân chủ xã hội. Tháng 7/1951, tại thành phố Frankfurt (CHLB Đức) đã diễn ra Đại hội thành lập tổ chức quốc tế mới của các đảng DCXH, lấy tên là Quốc tế XHCN (Socialist International - SI). Tuyên ngôn Frankfurt đã trình bày một cách khá đầy đủ và hệ thống các nguyên tắc của CNXH dân chủ, đánh dấu một giai đoạn hoàn toàn mới của CNXH dân chủ, một trào lưu tư tưởng chính trị hiện đại với tham vọng đứng trên và thay thế cả hệ thống TBCN và hệ thống XHCN, đối lập với cả chủ nghĩa tự do - bảo thủ và CNCS.
Nguồn gốc tư tưởng của CNXHDC chính là ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản, tư tưởng tiểu tư sản trong phong trào công nhân được biểu hiện dưới nhiều màu sắc: CNXH không tưởng tư sản và tiểu tư sản, chủ nghĩa công liên, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cơ hội hữu và tả, chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa chống cộng và sự đan xen phức tạp của các khuynh hướng tư tưởng đó. CNXHDC - học thuyết của trào lưu xã hội dân chủ trở thành một học thuyết chiết trung, hỗn tạp và mang tính cải lương, thực dụng, thoả hiệp giai cấp.
Nguồn gốc xã hội của CNXHDC là tầng lớp giai cấp công nhân quí tộc và tầng lớp trí thức có lợi ích gắn liền với giai cấp tư sản, sự hình thành và tồn tại của các tổ chức công đoàn vàng trong phong trào công nhân và các nghiệp đoàn tự do trong xã hội tư bản, đặc biệt là các đảng xã hội dân chủ và các tổ chức chính trị xã hội của nó. Ngoài ra còn kể đến sự hình thành và phát triển của tầng lớp trung lưu rộng lớn trong xã hội tư bản hiện đại và bộ phận công nhân chậm tiến.
CNXHDC là tên gọi thống nhất của hệ thống tư tưởng và mô hình mục tiêu của đảng DCXH. Bản chất của nó là trào lưu tư tưởng cải lương nằm trong PTCS và CNQT, lý luận mang tính chung chung, cải lương, cơ hội để nguỵ biện cho những thay đổi về thực tiễn chính trị khi cần thiết, thực chất là bảo vệ và duy trì chế độ TBCN. Tính cải lương là muốn cải tiến, cải cách chủ nghĩa Mác - Lênin trong khuôn khổ của chế độ TBCN để giai cấp tư sản và nhà tư bản chấp nhận được. Thoả hiệp với tư sản, họ tuyên truyền về “hợp tác giai cấp”, “hoà bình xã hội”. Các nhà dân chủ xã hội tuyên bố nguyên tắc chủ yếu trong những nguyên tắc đó là “nền dân chủ đa nguyên”, chủ trương xây dựng CNXH bằng biện pháp cải cách, sử dụng chế độ nghị viện tư sản, nhằm giành chính quyền chỉ thông qua bầu cử, khước từ những cuộc cải tạo XHCN, những thay đổi cơ bản về cơ cấu chính trị và kinh tế của CNTB hiện đại. Tính phản động là phản bội chủ nghĩa Mác- Lê nin, phản bội lợi ích của giai cấp công nhân, phủ nhận quy luật tiến hóa của lịch sử, bác bỏ những luận điểm quan trọng nhất của học thuyết Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản. Tính phản khoa học là lý luận mang tính chung chung, nguỵ biện, không tưởng, lúc tả, lúc hữu. Không nhất quán về lập trường tư tưởng “Gió chiều nào, che chiều ấy”, từ bỏ đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội, chuyên chính vô sản, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Muốn tìm con đường thứ ba trong phát triển xã hội loài người.

Thực chất là phản bội lợi ích giai cấp công nhân, chỉ vì lợi ích của một nhóm người, duy trì vĩnh viễn chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bảo vệ chế độ TBCN. CNXHDC là sự hỗn tạp về tư tưởng, biểu hiện rất đa dạng. Các đảng, các phái theo CNXHDC đều có quan niệm riêng của họ về CNXH, về các vấn đề cải tổ xã hội theo những cái gọi là nguyên tắc của CNXHDC. CNXHDC đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXHKH. CNXHDC không dựa trên một cơ sở lý luận nhất quán mà mang tính chiết trung, hỗn tạp của nhiều khuynh hướng tư tưởng. CNXHDC đánh giá mơ hồ về bản chất của giai cấp tư sản, về xã hội tư bản, ảo tưởng rằng có thể xây dựng CNXH trong lòng xã hội tư bản, không cần lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản; có thể thông qua những cải cách xã hội để xây dựng CNXH trong khi vẫn duy trì cơ sở kinh tế, chính trị, pháp luật của CNTB. CNXHDC phủ nhận đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội, phủ nhận và xuyên tạc những lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin như nguyên lý về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, lý luận hình thái kinh tế- xã hội, lý luận về chuyên chính vô sản... CNXHDC đưa ra những quan điểm tự do, bình đẳng, dân chủ phi giai cấp, phi lịch sử và trừu tượng. Quan niệm về CNXH, CNXHDC coi CNXH là một phạm trù đạo đức chứ không phải là một chế độ xã hội - giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội CSCN và ra đời thông qua cuộc cách mạng xã hội lật đổ giai cấp tư sản; về mô hình xã hội XHCN, CNXHDC chủ trương xây dựng nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu TBCN, thừa nhận và bảo lưu sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với người lao động; về chính trị, thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, duy trì nền dân chủ tư sản, pháp quyền tư sản; về lợi ích, điều hoà lợi ích giữa giai cấp tư sản và các giai cấp, tầng lớp lao động khác.
(Còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét